Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Thành phố Châu Đốc
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
MEASURES TO IMPROVE THE QUALITY OF VOCATIONAL TRAINING
PROGRAMS IN CHAU DOC CITY
Mai Nhựt Thanh
Học viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Thành phố Châu Đốc có dân số trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao nhưng chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và chưa qua đào tạo nghề nên đã gây khó khăn trong việc
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhất là trong tiến trình
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, nghiên cứu này
được thực hiện với hai mục đích: phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và đề xuất
những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố Châu Đốc. Tác giả sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và điều tra bằng
bảng hỏi đối với học sinh, học viên, doanh nghiệp sử dụng lao động để tổng hợp, đánh giá chất
lượng đào tạo nghề tại thành phố Châu Đốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng, hiệu quả
đào tạo nghề của thành phố còn nhiều hạn chế. Đào tạo chưa gắn kết tốt với sản xuất, kinh
doanh và nhu cầu của thị trường lao động; ý thức của người dân đối với việc học nghề, tạo việc
làm chưa cao. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề chưa thật sự tốt. Đội ngũ nhà giáo có tay
nghề cao còn thiếu và một bộ phận chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Đầu tư
cho đào tạo nghề chưa nhiều. Chính sách, cơ chế tài chính cho đào tạo nghề chưa phù hợp. Cơ
sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu.
Từ khóa: Đào tạo nghề; chất lượng đào tạo; hiệu quả đào tạo; thị trường lao động; nhà giáo.
ABSTRACT
Chau Doc has a young population with a high proportion of working-age labor forces, but
they mainly work in agriculture and fisheries, and have not received any vocational training.
Therefore, it has made it difficult to achieve the goal of rural industrialization and
modernization, especially in the process of implemeting the national goal of building new
civilized rural areas. Thus, this study is aimed at analyzing and assessing the quality of
vocational training, and proposing basic measures to improve the quality of vocational training
programs in Chau Doc city. In this study, the researcher used different research methodologies
including analysis, sythesis, statistics and comparisons. The research instrument was a survey
with a questionnaire designed for students, learners and businesses. The findings of the study
showed that the outcomes of vocational training programs in Chau Doc city is not in high quality
and revealed some limitations. Specifically, learning curriculum does not meet the needs of the
local labor market as well as its real production activities. Also, learners’ awareness about
vocational training is not high enough while state management for vocational education is not
effective. Some other problems could be found in: lacking highly skillful trainers and lecturers
some of whom are not updated with the advancement of science and technology; limited
investments into vocational education; improper financial policies and regulations, and outdated
teaching and learning facilities.
Keywords: vocational training, training quality, training effectiveness, labor market,
trainers and lecturers
trung cấp nghề là 414 người chiếm 6,41%,
trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là
6.041 người chiếm 93,59%.
1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
1.1 Số lượng đào tạo
Tính đến 31/12/2018, tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề lũy kế so với tổng lực
lượng lao động trên địa bàn thành phố Châu
Đốc đạt 68% (theo nguồn báo cáo của Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố
Châu Đốc).
Từ năm 2014 - 2018, các cơ sở đào tạo
nghề tại thành phố Châu Đốc đã tuyển sinh
đào tạo được 6.041 người.
Bảng 1. Số liệu đào tạo nghề qua các năm
Số học sinh, học viên
1.2 Chất lượng đào tạo
Kết quả học tập:
Theo cấp trình độ
Trình độ sơ
Tổng
số, học
sinh,
học
Năm
Bảng 2. Tỷ lệ tốt nghiệp
Trình độ
cấp và dạy
trung cấp nghề dưới 3
Tỷ lệ tốt nghiệp (%)
Năm
viên
tháng
Trung cấp
52,63
82,61
76,92
100
Sơ cấp
Dưới 3 tháng
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng
1.575
1.124
1.278
1.326
1.491
6.455
84
131
74
1.491
993
2014
2015
2016
2017
2018
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
1.204
1.251
1408
6.041
75
83
100
414
Bình quân
5 năm (%)
82,43
100
100
Nguồn báo cáo của Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội Châu Đốc
Nguồn báo cáo của Trường Trung cấp nghề
Châu Đốc
Kết quả trên cho thấy tổng số người
được đào tạo nghề từ năm 2014 - 2018 là
6.455 người (bình quân mỗi năm đào tạo
nghề gần 1.300 người). Trong đó, trình độ
Bảng 3. Xếp loại tốt nghiệp
Trung cấp (%)
Sơ cấp (%)
Năm
XS
Giỏi
Khá
TB khá
TB
Giỏi
Khá
TB khá
TB
2014
2015
2016
2017
2018
10
26,32 47,36
20 30
8,34 33,33 33,33
29 50
40
50
22,85 42,86
23,68 44,74
5,33 29,33
22,86 11,43
26,32
40
28,95
45,34
33,3
2,63
20
10
25
25
40
5
1,7
21
8,33
55 31,67
Bình quân 5 năm (%)
1,67 23,73 40,14
32,46
2,0 17,04 32,39
37,09 13,49
Nguồn báo cáo của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội Châu Đốc
Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp:
Kỹ năng mềm của người học:
Bảng 4. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy đa số các cơ
quan, doanh nghiệp cho rằng học viên tốt
nghiệp có kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao
tiếp, ứng xử, có kỹ năng làm việc nhóm.
Tuy nhiên, “Kỹ năng lập kế hoạch công việc
hiệu quả”, “Kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm
vụ được giao hiệu quả” thì chưa được các
doanh nghiệp, cơ quan đánh giá cao.
Tỷ lệ có việc làm sau
Bình
quân
trong
năm
tốt nghiệp (%)
Năm
Trung
Sơ
Dưới 3
cấp
cấp
tháng
(%)
2014
2015
2016
2017
2018
73
71
70
71
72
82
83
81
80
81
84
83
85
82
81
79,67
79,00
78,67
77,67
78,00
Phẩm chất cá nhân của người học:
Qua thăm dò, các cơ quan, doanh
nghiệp cho rằng hầu hết học sinh, học viên
học nghề có thái độ lao động tương đối tốt,
có trách nhiệm với công việc được giao, có ý
thức tổ chức kỷ luật. Tuy nhiên, vẫn có
một số học sinh có tính chuyên nghiệp chưa
cao, chưa có nhiều sáng tạo trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
Bình
quân 5
năm (%)
71,4 81,4
83
78,60
Nguồn báo cáo của Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội Châu Đốc
Tỷ lệ học sinh, học viên có việc làm
sau tốt nghiệp gần 80%. Tuy nhiên, lao động
được đào tạo ngắn hạn có việc làm cao hơn
(trên 81%). Điều đó cho thấy người học cũng
đã chủ động để tìm được một công việc phù
hợp cho bản thân.
Mức độ đáp ứng yêu cầu của công việc:
Học sinh sau khi tốt nghiệp tại các cơ
sở dạy nghề tại thành phố Châu Đốc về cơ
bản đáp ứng được các kỹ năng cần thiết của
một công việc độc lập. Tuy nhiên theo kết
quả khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Châu Đốc thì chất lượng của lao
động đã qua đào tạo đạt mức trung bình,
nhất là về kỹ năng thực hành thuần thục.
Các doanh nghiệp cũng đề nghị các cơ sở
đào tạo tập trung đầu tư thiết bị, máy móc
kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng đào
tạo thực hành, sát với hoạt động thực tế của
doanh nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp
cũng đề nghị các cơ sở dạy nghề chú ý rèn
luyện ý thức kỷ luật và tác phong làm việc
công nghiệp cho người lao động (nhất là học
viên được đào tạo ngắn hạn). Các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn
quan tâm đến trình độ ngoại ngữ của người
lao động.
Mặt khác, cho thấy lao động chủ yếu
được đào tạo nghề ngắn hạn để phù hợp với
cơ cấu kinh tế của thành phố Châu Đốc nói
riêng và tỉnh An Giang nói chung, kinh tế
nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, chưa có
nhiều khu công nghiệp và Châu Đốc đang
đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại,
dịch vụ du lịch.
Kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ
của người học:
- Qua khảo sát, đa số các cơ quan,
doanh nghiệp cho rằng học viên tốt nghiệp
có kiến thức chuyên môn, có khả năng áp
dụng được kiến thức, kỹ năng đã học để
nâng cao được năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm; có khả năng học tiếp để
nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề. Bên cạnh
đó, người học cũng có thể đáp ứng về tính kỷ
luật và tác phong theo yêu cầu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên yếu tố “Có năng lực vận
dụng kiến thức chuyên môn vào tổ chức,
điều hành công việc”, “Khả năng tự mở cơ
sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của người
học sau tốt nghiệp” thì chưa được các doanh
nghiệp, cơ quan đánh giá cao.
Mức độ phù hợp của nghề đào tạo với
việc làm:
Theo ý kiến của cơ quan, công ty,
doanh nghiệp (được khảo sát) thì tình hình
việc làm của người học sau tốt nghiệp là
tương đối tốt, cụ thể: Tỷ lệ người học tìm
được việc làm trong vòng 06 tháng sau tốt
nghiệp là 30%; trong vòng 12 tháng sau tốt
nghiệp là 30%; trong vòng 24 tháng sau tốt
nghiệp là 35%.
Tỷ lệ người học có việc làm đúng với
chuyên ngành đào tạo là 55%. Tuy nhiên, tỷ
lệ người học làm việc gần với chuyên ngành
đào tạo là 15% và phải đào tạo lại là 30%.
nhiệm với công việc được giao, có ý thức tổ
chức kỷ luật. Số người học có việc làm và
làm đúng ngành nghề sau tốt nghiệp khá cao.
3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ
2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả tuyển sinh dạy nghề trong
những năm gần đây với chất lượng đầu vào
thấp và chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu ngành
nghề, các cấp trình độ chưa hợp lý (đào tạo
ngắn hạn chiếm trên 90%).
Từ năm 2014 - 2018, các cơ sở đào tạo
nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc đã
tuyển sinh đào tạo được 6.041 người (trong
đó, trình độ trung cấp: 414 người; trình độ sơ
cấp và dạy nghề dưới 3 tháng: 6.041 người).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lũy kế so với
tổng lực lượng lao động trên địa bàn thành
phố Châu Đốc (đến cuối năm 2018) đạt 68%
(theo nguồn báo cáo của Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội thành phố Châu
Đốc).
Chương trình đào tạo tuy có định kỳ
cập nhật nhưng chưa thường xuyên, chưa có
sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Hệ
thống giáo trình của các cơ sở đào tạo trên
địa bàn còn rất hạn chế và ngay cả thư viện
cũng chưa được xây dựng để học sinh có
điều kiện nghiên cứu thêm tài liệu chuyên
ngành.
Chương trình đào tạo của các cơ sở đào
tạo được xây dựng xuất phát từ nhu cầu của
người học, nhu cầu của xã hội và được định
kỳ điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực
tiễn và sự phát triển nhanh chóng của khoa
học kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu của
doanh nghiệp và được hầu hết học sinh đánh
giá là “hợp lý” về cơ cấu giữa các môn học,
giữa lý thuyết và thực hành, phù hợp với nhu
cầu của xã hội,…
Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
thành phố Châu Đốc có quy mô nhỏ, chưa
đạt chuẩn theo quy định về diện tích xây
dựng, về cơ sở vật chất, nhà xưởng, phòng
học,…
Đội ngũ giáo viên cơ hữu chưa đảm
bảo về số lượng và chưa hợp lý về cơ cấu
giữa các khoa và tổ chuyên môn nên còn xảy
ra tình trạng thừa, thiếu giờ giảng so với giờ
định mức. Phải thỉnh giảng giáo viên của các
trường bạn, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao
động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm
khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, nông dân
sản xuất giỏi,... điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác quản lý đào tạo,
cũng chất lượng giảng dạy của các cơ sở dạy
nghề. Đa phần giáo viên của các cơ sở dạy
nghề còn trẻ nên kinh nghiệm công tác,
giảng dạy cũng như thực tế chưa nhiều nên
cần phải tu dưỡng, rèn luyện thêm. Hầu hết
giáo viên dạy thực hành tại các cơ sở dạy
nghề chưa có chứng chỉ Kỹ năng nghề Quốc
gia nên kỹ năng thực hành và kinh nghiệm
thực tế sản xuất trực tiếp còn hạn chế. Trình
độ ngoại ngữ của đa số giáo viên còn yếu so
với yêu cầu.
Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề có ý
thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có
kinh nghiệm làm quản lý giáo dục. Hầu hết
giáo viên cơ hữu của các cơ sở dạy nghề đều
đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, phù hợp
với nghề giảng dạy, đạt chuẩn về nghiệp vụ
sư phạm và luôn có tinh thần học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có
phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ
học sinh.
Phương pháp giảng dạy được đổi mới,
lấy người học làm trung tâm. Các hình thức
kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu và
chương trình đào tạo, kết quả đánh giá phản
ánh đúng năng lực của học sinh và được công
bố kịp thời,…
Tỷ lệ học sinh, học viên tốt nghiệp so
với số lương học sinh, học viên dự thi trên
90%. Học sinh tốt nghiệp có kiến thức
chuyên môn, có khả năng áp dụng được kiến
thức, kỹ năng đã học để nâng cao được năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm; có
thái độ lao động tương đối tốt, có trách
Đổi mới trong phương pháp giảng dạy
và học tập cũng gặp không ít khó khăn tại
các cơ sở đào tạo nghề vì chất lượng học
sinh tại đây còn nhiều hạn chế, thiết bị chưa
đảm bảo, do đó việc đổi mới chỉ là khuyến
khích chứ chưa mang tính bắt buộc. Phương
pháp đánh giá kết quả học tập còn chậm đổi
mới, chưa kết hợp tốt giữa kiểm tra kiến thức
và đánh giá kỹ năng. Công tác kiểm tra, giám
sát đào tạo chưa được thực hiện thường
xuyên, đôi lúc còn mang tính hình thức; cán
bộ kiểm tra chỉ là cán bộ kiêm nhiệm và
chưa được tập huấn thường xuyên để nâng
cao trình độ.
hạn cho lao động nông thôn. Đổi mới tuyên
truyền, gắn đổi mới công tác đào tạo nghề
với khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào
tạo nghề; giúp người lao động nhận thức
được lợi ích của việc học nghề đối với phát
triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao
thu nhập.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư
động vùng nông thôn, tổ chức thông tin tuyên
truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng và phối hợp các sở, ngành, đoàn thể
thông báo sâu rộng cho người dân am hiểu về
nghề nghiệp, về các cơ sở dạy nghề, nhằm
nâng cao nhận thức của xã hội đối với công
Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy
nghề cơ bản chỉ đáp ứng đủ nhu cầu giảng
dạy và học tập của học sinh, học viên với quy
mô hiện tại, nhiều máy móc, trang thiết bị
dạy nghề còn lạc hậu so với công nghệ hiện
nay và chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển
của thực tiễn sản xuất nên kết quả đào tạo có
sự chênh lệch so với yêu cầu của doanh
nghiệp.
Một số học sinh chưa có việc làm hoặc
làm không đúng chuyên ngành sau khi tốt
nghiệp. Khả năng vận dụng kiến thức
chuyên môn vào tổ chức, điều hành công
việc, tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ của người học sau tốt nghiệp còn hạn
chế. Chuẩn đầu ra của các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn thành phố Châu Đốc còn chưa
đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp.
Thông tin đầy đủ về ngành, nghề đào
tạo, chính sách hỗ trợ, việc làm sau khi tốt
nghiệp trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trang thông tin điện tử của các
trường, trung tâm dịch vụ việc làm để học
sinh, phụ huynh, người lao động hiểu rõ và
lựa chọn.
Tăng cường công tác tư vấn, hướng
nghiệp: Cơ sở đào tạo cần định hướng sớm
cho người học về ngành nghề, không chỉ dựa
trên các yếu tố bên ngoài như định hướng của
gia đình, ngành nghề có nhiều lựa chọn khi
xin việc,… mà còn dựa vào năng lực của bản
thân, những điểm mạnh, sở thích cá nhân,…
để có thể phát huy trong quá trình học tập,
đồng thời cung cấp cho người học tất cả các
thông tin cần thiết cho quá trình học tập,
trong đó có định hướng nghề nghiệp cho
người học khi ra trường bằng cách đưa ra các
chương trình đào tạo có chất lượng và phù
hợp giúp đảm bảo cơ hội việc làm.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ
4.1 Phát triển hệ thống đào tạo nghề
Có cơ chế, chính sách thu hút các tập
đoàn kỉnh tế, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư
cho đào tạo nghề, đặc biệt là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng
cơ chế phối hợp giữa ba bên: Cơ quan quản
lý nhà nước về dạy nghề, các cơ sở dạy nghề
và doanh nghiệp.
Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn thành phố Châu Đốc nói riêng và
tỉnh An Giang nói chung để phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy
hoạch phát triển nhân lực của địa phương.
Đẩy mạnh công tác phân luồng: Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp
luồng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở, trung học phổ thông đi học nghề phù hợp
với đối tượng, hoàn cảnh gia đình và cần có
một quá trình triển khai ở các trường để học
sinh hình thành được nhận thức về ý nghĩa
của công tác phân luồng.
4.2 Nâng cao chất lượng đầu vào
Đẩy mạnh công tác truyền thông: Tập
trung tuyên truyền về các chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
dạy nghề: Chính sách dạy nghề cho thanh
niên dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, chính
sách dạy nghề cho người nghèo, dạy nghề
cho phụ nữ, cho người tàn tật, dạy nghề ngắn
Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý
đối với công tác phân luồng, hướng nghiệp;
đặt đúng vị trí công tác phân luồng, hướng
nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ của các
trường phổ thông.
gia xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp
tuyển sinh, phụ trách đào tạo thực hành và
tiếp nhận học sinh tốt nghiệp. Các trường đẩy
mạnh hợp tác đào tạo theo đặt hàng với
doanh nghiệp. Hướng đến doanh nghiệp và
nhà trường cùng thống nhất chương trình đào
tạo, cùng tuyển sinh, cùng đào tạo để doanh
nghiệp có đủ nhân lực chất lượng đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Đa dạng hình thức đào tạo: Đa dạng
hình thức đào tạo cũng là một biện pháp thu
hút nhiều thí sinh tham gia dự tuyển và học
tập. Việc đa dạng hóa hình thức đào tạo bao
gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ
xa, đào tạo lưu động tại xã, phường và đào
tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên:
Xây dựng chương trình học liên thông:
Một nguyên nhân dẫn đến chất lượng tuyển
sinh đầu vào của các trường đào tạo nghề
thấp xuất phát từ mong muốn của các bậc
phụ huynh và học sinh là “Phải học đại học”
nên họ đã quay lưng lại với học nghề. Vì vậy
việc xây dựng và thực hiện chương trình học
liên thông sẽ cải thiện đáng kể kết quả tuyển
sinh của các trường nghề. Mở rộng cơ hội
cho học sinh có thể học ở các hệ cao hơn,
hoặc liên kết với các trường trọng điểm để tổ
chức liên thông.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu đủ
về số lượng, có cơ cấu hợp lý và đạt chuẩn
quy định. Có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu
hút cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ và
tâm huyết với công tác dạy nghề. Đổi mới
các khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và
sử dụng giáo viên dạy nghề. Có kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt
chuẩn theo quy định. Nội dung bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên cần tập trung vào các kỹ năng
và phương pháp giảng dạy theo hướng tích
cực hóa người học, chú trọng bồi dưỡng kỹ
năng giảng dạy tích hợp lý thuyết với thực
hành.
4.3 Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo
Giải pháp về tài chính: Kêu gọi toàn
xã hội đóng góp cho sự phát tiển của dạy
nghề. Có cơ chế, chính sách thu hút vốn từ tư
nhân vào hoạt động đào tạo nghề như: ưu đãi
về cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, miễn thuế sử
dụng đất, chính sách tín dụng ưu đãi, miễn,
giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị dạy
nghề,…). Huy động và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn vốn đào tạo nghề (vốn ngân sách
trung ương, ngân sách địa phương, học phí,
vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay và viện trợ
của nước ngoài).
Hình thành khối liên kết các cơ sở dạy
nghề trong tỉnh để có sự đồng thuận đầu tư
cho các nghề thế mạnh, hợp tác cùng đào tạo,
để tận dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của
từng cơ sở dạy nghề, cũng như hỗ trợ nhau
trong việc sử dụng giáo viên giỏi. Các trang
thiết bị cần được đầu tư theo hướng hiện đại,
đồng bộ, có lộ trình theo thứ tự ưu tiên nhưng
phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tránh
tình trạng lạc hậu, manh mún,…
Nâng cao chất lượng chương trình
đào tạo:
Có kế hoạch hợp tác với các doanh
nghiệp để bố trí giáo viên dạy nghề trải
nghiệm thực tiễn sản xuất, sử dụng máy móc,
công nghệ hiện đang phổ biến trong sản xuất,
dịch vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy
cho học sinh; đảm bảo cung cấp cho học sinh
những kiến thức, kỹ năng mà thị trường lao
động cần cũng như không bỡ ngỡ giữa công
nghệ, thiết bị đang giảng dạy với công nghệ,
thiết bị đang phổ biển trong nền kinh tế. Có
chế độ khuyến khích các chuyên gia, cán bộ
kỹ thuật có tay nghề cao của doanh nghiệp
tham gia làm giáo viên giảng dạy thực hành.
Xác định ngành nghề đào tạo phù hợp
với kế hoạch phát triển nhân lực của địa
phương, doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất
để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ cho phù
hợp. Khi xây dựng chương trình đào tạo thì
các cơ sở dạy nghề phải bám sát nhu cầu của
các doanh nghiệp, cập nhật những thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến
nghề đào tạo và ý kiến phản hồi từ người sử
dụng lao động, người học tốt nghiệp đã đi
làm, để cải tiến hoàn thiện chương trình, môn
học, mô đun thực hành nghề phù hợp yêu cầu
mới của thị trường lao động.
Đổi mới phương pháp giảng dạy: Việc
áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với
từng đối tượng là học sinh, học viên và điều
Khuyến khích các doanh nghiệp tham
kiện hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị của
các cơ sở đào tạo nghề là thật cần thiết để
nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
trường,...) đạt chuẩn theo quy định; đầu tư
máy móc trang thiết bị dạy nghề một cách
đồng bộ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng
nghề hoặc nhóm nghề, phù hợp với công
nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng, đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng để đáp
ứng yêu cầu thực hành theo chương trình
đào tạo. Mở rộng liên kết đào tạo để tận
dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị
cũng như đội ngũ giáo viên giữa các cơ sở
dạy nghề và các doanh nghiệp.
Chú trọng nâng cao khả năng thực
hành cho học sinh bằng việc mang các bài
giảng từ trường học đến nơi làm việc thông
qua các cuộc thực tế, thực hành, trao đổi với
các doanh nghiệp, để học sinh được học tập
và giải quyết các tình huống thực tại doanh
nghiệp, tổ chức.
Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập:
Cần đổi mới phương pháp thi cử, đánh giá
kết quả học tập; kết hợp giữa kiểm tra kiến
thức và đánh giá kỹ năng, cần đảm bảo từng
bước, từng giai đoạn kiểm tra, đánh giá là
chính xác, khách quan. Quá trình đánh giá
cần chú trọng đến các yếu tố tích cực, sáng
tạo của học sinh nhưng cũng cần khẳng định
được các kiến thức, kỹ năng nền tảng mà học
sinh thu nhận được.
4.4 Nâng cao chất lượng đầu ra
Xây dựng chuẩn đầu ra các trình độ
đào tạo theo quy định của khung trình độ
quốc gia. Thực hiện kiểm định chất lượng
dạy nghề và đổi mới phương thức quản trị
nhà trường.
Liên kết với doanh nghiệp tạo cơ hội
cho học sinh các cơ sở dạy nghề có nơi thực
tập, có điều kiện làm quen với máy móc,
thiết bị, công nghệ mới trong sản xuất, có thể
tìm được việc làm sau khi ra trường mà
không cần nhiều thời gian để doanh nghiệp
đào tạo lại.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt
chẽ quá trình đào tạo, đánh giá kết quả học
tập của người học, qua đó bồi dưỡng thêm
cho các học sinh, học viên yếu. Thực hiện
nghiêm túc qui trình thi tốt nghiệp và cấp
bằng, chứng chỉ nghề. Đề thi và kiểm tra phải
sát hợp với mục tiêu của từng mô đun giảng
dạy và chuẩn đầu ra đã xác định trong
chương trình đào tạo.
Dự báo được nhu cầu nhân lực của thị
trường lao động trong ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn để có kế hoạch đào tạo phù hợp,
tránh việc đào tạo ồ ạt, tràn lan gây lãng phí
thời gian, tiền của, công sức của người học
nghề và giúp người học sau khi tốt nghiệp có
việc làm ổn định.
Nâng cao năng lực quản lý, giám sát:
Xây dựng và định kỳ rà soát quy hoạch
cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề để có
kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực; bố trí
cán bộ theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ và phù hợp với năng lực, sở
trường, phát huy khả năng làm việc và tiềm
năng sáng tạo của cán bộ. Xây dựng định
mức làm việc đối với giáo viên dạy nghề và
cán bộ quản lý.
Xây dựng đội ngũ tư vấn viên có năng
lực để tư vấn chọn nghề học, chọn việc làm
như: Cán bộ chuyên trách về dạy nghề, cán
bộ xã, phường, thị trấn, những người đã từng
học nghề và thành công trong cuộc sống, các
nhà tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng đào tạo
nghề tại thành phố Châu Đốc thông qua kết
quả thống kê báo cáo của các sở, ngành tỉnh
An Giang, các phòng, ban của thành phố
Châu Đốc, cũng như kết quả thăm dò ý kiến
của người học và các cơ quan, doanh nghiệp
sử dụng lao động, tác giả đã đánh giá được
những thành quả đạt được, những tồn tại, hạn
chế và đề xuất một số giải pháp cơ bản để
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành
phố Châu Đốc trong thời gian tới.
Công tác tổ chức giám sát giảng dạy là
một việc làm cần thiết, đòi hỏi cán bộ quản lý
phải thật nhiệt tình và có đủ kiến thức chuyên
môn. Công tác kiểm tra và giám sát giảng
dạy phải tiến hành thường xuyên, không hình
thức, gắn với việc khen thưởng kịp thời.
Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hệ thống
đảm bảo chất lượng đào tạo.
Đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất: Đầu
tư cơ sở vật chất (phòng học, nhà xưởng
thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, hội
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội
3. Cục Thống kê tỉnh An Giang (2017), Niên giám Thống kê 2017, NXB Thanh Niên,
thành phố Hồ Chí Minh
4. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2014), Luật giáo dục
nghề nghiệp, Hà Nội
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang (2018), Báo cáo kết quả tuyển sinh, tốt
nghiệp và giải quyết việc làm năm 2015 – 2018, An Giang.
7. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1982/QĐ-TTG ngày 18/10/2016 về khung
trình độ quốc gia, Hà Nội
8. Trường Trung cấp nghề Châu Đốc (2018), Báo cáo kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2014
- 2018, Châu Đốc
Tác giả chịu trách nhiệm bài viết:
Mai nhựt Thanh
Đơn vị: Trường Trung cấp nghề Châu Đốc
Điện thoại: 0918285580
Email: mnhutthanh@yahoo.com.vn
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
TS. Trần Đăng Thịnh
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Thành phố Châu Đốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
giai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_nghe_tai_thanh_pho_cha.pdf