Đào tạo trong môi trường thực tế - Hướng đi mới trong đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT TPHCM

“ĐÀO TẠO TRONG MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ” - HƯỚNG ĐI MỚI  
TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM  
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TP.HCM  
“ON-THE-JOB TRAINING” - THE NEW WAY IN TRAINING OF  
SOFTWARE ENGINEERING AT FPT UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY  
Duong Thi Kim Oanh1, Nguyen Thi Thanh Thuy2  
1Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM  
2Trường đại học FPT TP.HCM  
TÓM TT  
Đào tạo trong môi trường thực tế là mô hình giảng dạy được tổ chức tại doanh nghiệp ở khoảng  
giữa chương trình học (trường Đại học FPT triển khai vào học kỳ 6 trong tổng số 9 kỳ học).  
Hoạt động này giúp sinh viên làm quen với việc ứng dụng kiến thức học thuật vào môi trường  
làm việc thực tế cũng như củng cố định hướng cho sinh viên về nghề nghiệp tương lai. Đề tài  
“Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong môi trường thực tế ngành Kỹ thuật phần  
mềm tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh” hướng tới việc nâng cao nhận thức, thái độ, kiến  
thức và kỹ năng của sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí  
Minh, đặc biệt khi sinh viên tham gia hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế.  
Qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn kết hợp với quan sát và ghi chép trên các khách thể  
nghiên cứu gồm 228 sinh viên ngành KTPM tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh, 12 giảng  
viên hướng dẫn OJT và 3 cán bộ điều phối OJT, đề tài đã đề xuất 3 biện pháp nâng cao chất  
lượng đào tạo trong môi trường thực tế ngành KTPM tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
Ngoài ra, đề tài cũng phỏng vấn các khách thể nghiên cứu nhằm đánh giá sự phù hợp và tính  
khả thi của các biện pháp và tổ chức thực nghiệm trên 57 sinh viên ngành KTPM tham gia OJT  
trong học kỳ Fall 2018. Kết quả đánh giá của các khách thể nghiên cứu và kết quả thực nghiệm  
đều cho thấy các biện pháp này hoàn toàn phù hợp, rất khả thi và có hiệu quả tích cực đối với  
nhận thức và thái độ của sinh viên ngành KTPM tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
Từ khóa: đào tạo trong môi trường thực tế; OJT; Kỹ thuật phần mềm; KTPM  
ABSTRACT  
The on-the-job training is a new teaching model. It is held at the company in the middle of the  
curriculum (in the sixth semester of total 9 semesters at FPT University). This period allows  
students to apply academic knowledge in the actual work environment as well as to enhance  
student orientation to their future careers. The study of "Proposing measures to improve the  
quality of on-the-job training of Software Engineering at FPT University in Ho Chi Minh City"  
is to find out the level of awareness, attitudes, knowledge, and skills of software engineering  
students at FPT University, especially when they participate in on-the-job training. From that,  
the research proposes the solution to improve the aspects above.  
The in-deep interview is done to assess the suitableness and feasibility of the three proposed  
solutions. All experts said that these solutions are suitable and feasible for the OJT of Software  
Engineering at FPT University, Ho Chi Minh City in the current period. In addition, the  
research also experiments upon 57 software engineering students in Fall semester 2018 about  
the attitude and awareness, the role and the factors that affect the performance of OJT. The  
results of the in-deep interview and the experimental result show that these solutions are fit and  
have a positive influence on the atitide and awareness of software engineering students at FPT  
University, Ho Chi Minh City in Fall semester 2018 about the OJT.  
Keywords: on-the-job training; OJT; software engineering; SE  
xây đắp, phát triển tình cảm nghề và ngược  
lại, nếu tổ chức hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế không tốt chỉ tốn thời gian mà  
không thu được kết quả như mong đợi.  
1. GIỚI THIỆU  
Trong vài thập kỷ qua, đào tạo trong môi  
trường thực tế đã trở thành một yêu cầu bắt  
buộc đối với sinh viên cao đẳng và đại học -  
nhiều hơn là cơ hội - nhằm đảm bảo một công  
việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp [7]. Mặc  
dù, chương trình đào tạo trong môi trường  
thực tế chủ yếu nhằm mục đích thử nghiệm  
để sinh viên khám phá, tìm hiểu và xác định  
mối quan tâm đến một nghề nghiệp cụ thể  
trong nhiều tháng, nhưng một số sinh viên có  
thể kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng  
để tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt  
nghiệp [3, 6].  
Các phương pháp OJT thường được áp  
dụng trong ngành Kỹ thuật phần mềm hiện  
nay gồm: 1/ Phương pháp học qua công việc  
[15]; 2/ Phương pháp học qua vấn đề [9]; 3/  
Phương pháp học theo dự án [12], 4/ Mô hình  
dạy học 5E [2] và 5/ Mô hình phát triển phần  
mềm Scrum [17].  
Qua các hoạt động OJT, sinh viên sẽ có  
cái nhìn tương đối hoàn thiện về nghề nghiệp  
tương lai, từ đó có thể tự đánh giá sự phù hợp  
của công việc đối với bản thân mình. Những  
trải nghiệm nghề nghiệp ban đầu này sẽ khiến  
sinh viên có cái nhìn thực tế hơn khi tham gia  
thị trường lao động.  
Theo từ điển Oxford, on-the-job training  
là quá trình học nghề trong khi làm việc [10].  
Mặt khác, từ điển danh từ giáo dục Anh –  
Việt của tác giả Charles H. Reed định nghĩa  
on-the-job training là huấn nghệ tại chỗ [16].  
Bên cạnh đó, thuật ngữ An sinh Xã hội Việt  
Nam, ấn bản 1 của Viện KHLĐ và XH và Tổ  
chức GIZ GmbH cho rằng: on-the-job  
training là việc cung cấp kiến thức và kỹ năng  
qua hướng dẫn và thực hành một công việc cụ  
thể tại nơi làm việc; các chương trình on-the-  
job training chủ yếu là vừa học vừa làm [11].  
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU  
2.1 Mục tiêu nghiên cứu  
Xác định thực trạng hoạt động đào tạo  
trong môi trường thực tế và đề xuất các biện  
pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo  
trong môi trường thực tế ngành Kỹ thuật phần  
mềm tại trường Đại học FPT tp. HCM.  
Tại Đại học FPT, đào tạo trong môi  
trường thực tế (on-the-job training, gọi tắt là  
OJT) là quá trình đào tạo tại nơi làm việc, khi  
sinh viên chỉ mới có kiến thức nền tảng về  
lĩnh vực nghề nghiệp đó. Sau thời gian OJT,  
sinh viên không chỉ tăng kỹ năng thực hành  
mà còn nhận thức rõ nhu cầu và thách thức  
của công việc từ đó có định hướng, lựa chọn  
đúng đắn cho sự phát triển kiến thức, kỹ năng  
và kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động  
học tập tiếp theo tại trường.  
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu  
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đào tạo  
trong môi trường thực tế ngành Kỹ thuật phần  
mềm; Nghiên cứu thực trạng hoạt động đào  
tạo trong môi trường thực tế ngành Kỹ thuật  
phần mềm tại trường Đại học FPT tp. HCM;  
Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế  
ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học  
FPT tp. Hồ Chí Minh.  
2.3 Khách thể và nghiên cứu  
Hoạt động đào tạo trong môi trường thực  
tế hiệu quả là kết quả của sự phối hợp nhịp  
nhàng giữ ba bên liên quan: sinh viên, nhà  
trường và doanh nghiệp. Hợp tác giữa các bên  
liên quan trên mỗi bước đào tạo là điều cần  
thiết để đạt được kết quả tốt nhất cho mỗi bên  
[1, 13, 14]. Ngoài ra, hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế có ý nghĩa vô cùng to lớn  
đối với sự trưởng thành của mỗi sinh viên.  
Nếu được thực hiện một cách nghiêm túc,  
hiệu quả, đào tạo trong môi trường thực tế sẽ  
có tác dụng lớn không chỉ trên phương diện  
chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp sinh viên  
Quá trình dạy học ngành Kỹ thuật phần  
mềm tại trường Đại học FPT tp. HCM.  
2.4 Đối tượng nghiên cứu  
Hoạt động đào tạo trong môi trường thực  
tế ngành Kỹ thuật phần mềm.  
2.5 Thời gian và địa điểm nghiên cứu  
Từ tháng 03/2018 đến tháng 8/2018 tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
2.6 Phạm vi nghiên cứu  
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng hoạt  
động đào tạo trong môi trường thực tế ngành  
Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học FPT  
tp. Hồ Chí Minh và đề xuất các biện pháp  
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo  
trong môi trường thực tế ngành Kỹ thuật phần  
mềm tại trường Đại học FPT tp. HCM.  
Mặc dù vậy, vẫn còn một số nhân sự liên  
quan đến OJT chưa hiểu rõ tầm quan trọng  
của hoạt động này. Có 2/15 cán bộ, giảng  
viên cho rằng hoạt động OJT chỉ nhằm giảm  
bớt các công việc nhàm chán cho nhân viên  
chính thức của công ty. Thậm chí, có 1/15  
người nghĩ rằng hoạt động OJT chỉ lãng phí  
thời gian.  
2.7 Phương pháp nghiên cứu  
Ngoài ra, một số giảng viên hướng dẫn  
OJT chưa có tầm nhìn xa trong việc xây dựng  
nguồn ứng viên tiềm năng được đảm bảo về  
năng lực làm việc trong môi trường kỹ thuật  
cho công ty. Họ không nghĩ rằng hoạt động  
OJT có thể giải quyết vấn đề tuyển dụng  
nguồn nhân lực phù hợp và/ hoặc tiết kiệm  
chi phí đào tạo nhân viên mới (trong tương  
lai) cho công ty của họ nên chưa thật sự  
truyền được cảm hứng khi hướng dẫn sinh  
viên tham gia vào các hoạt động OJT. Điều  
này làm cho việc tiếp thu kiến thức của sinh  
viên cũng bị ảnh hưởng.  
Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương  
pháp quan sát; Phương pháp khảo sát bằng  
bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn; Phương  
pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp  
thống kê toán học.  
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG OJT  
NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM  
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT tp. HỒ  
CHÍ MINH  
3.1  
Thực trạng công tác tổ chức và  
giảng dạy OJT ngành KTPM tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh  
3.1.2 Phương pháp dạy học khi thực hiện  
hoạt động OJT ngành KTPM tại  
trường Đại học FPT tp. HCM  
3.1.1 Nhận thức của cán bộ, giảng viên về  
vai trò của OJT  
Để công tác tổ chức và giảng dạy OJT  
đạt chất lượng cao, vấn đề nhận thức của cán  
bộ, giảng viên là quan trọng nhất. Nếu có  
nhận thức đúng đắn về hoạt động OJT, họ sẽ  
có động lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.  
Kết quả phỏng vấn cho biết 12/12 giảng  
viên đều sử dụng các phương pháp giáo dục  
hiện đại để đào tạo sinh viên OJT, gồm: học  
qua công việc (Work-Based learning), học  
theo dự án (Project-Based Learning), học  
qua vấn đề (Problem-Based Learning), mô  
hình dạy học 5E (Engage, Explore, Explain,  
Elaborate, Evaluate) và mô hình phát triển  
phần mềm Scrum. Ngoài ra, tùy theo trình độ  
sinh viên, giảng viên sẽ linh hoạt kết hợp  
hoặc chọn lựa sử dụng phương pháp OJT  
phù hợp. Tuy nhiên, mỗi giảng viên – với  
kinh nghiệm riêng và môi trường công việc  
đặc thù – tự quyết định phương pháp đào tạo  
họ cho là phù hợp, vì thế việc chọn lựa  
phương pháp giảng dạy OJT hiện nay còn  
mang tính chủ quan.  
Kết quả phỏng vấn cán bộ, giảng viên  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh cho  
thấy: cả 3/3 cán bộ và 12/12 giảng viên đều  
có nhận thức tích cực về vai trò của hoạt động  
OJT. Họ cho rằng hoạt động OJT tạo cơ hội  
cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc  
thực tế, cho sinh viên những kinh nghiệm và  
kỹ năng làm việc trước khi tốt nghiệp, giúp  
sinh viên nhận thức rõ về yêu cầu của ngành  
nghề và xã hội, giúp sinh viên định hướng về  
nghề nghiệp tương lai và giúp sinh viên tạo  
được mối quan hệ tốt với giới chuyên môn,…  
Bên cạnh đó, tuy các hoạt động triển  
khai OJT đều mang màu sắc tích cực nhưng  
tất cả giảng viên chỉ quanh quẩn với việc  
giảng dạy và điều hành công ty. Đây là căn  
cứ để đề tài đề xuất biện pháp bồi dưỡng  
giảng viên về kiến thức, kỹ năng và phương  
pháp giảng dạy OJT nhằm cập nhật kiến thức  
công nghệ mới cho giảng viên, tạo cơ hội  
cho giảng viên trải nghiệm phương pháp  
Nhận định rằng hầu hết cán bộ, giảng  
viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của  
hoạt động OJT còn được củng cố thêm với số  
liệu 13/15 người hiểu rõ OJT là hoạt động đào  
tạo trong môi trường thực tế khi sinh viên chỉ  
mới có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực nghề  
nghiệp muốn theo đuổi, còn thực tập là hoạt  
động đào tạo tại doanh nghiệp khi sinh viên  
đã hoàn tất chương trình học tại trường.  
giảng dạy hiện đại tại một trường đại học  
khác, ở một quốc gia khác.  
3.2.1  
Nhận thức và thái độ của sinh  
viên đối với hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế ngành Kỹ thuật  
phần mềm tại trường Đại học FPT tp.  
Hồ Chí Minh  
3.1.3 Các hoạt động OJT  
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động OJT  
ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học  
FPT tp. Hồ Chí Minh, đề tài đã tiến hành  
phỏng vấn kết hợp quan sát và ghi chép với  
đối tượng giảng viên về các hoạt động diễn ra  
trong thời gian OJT: 1/ đào tạo định hướng; 2/  
đào tạo chuyên môn; 3/ hướng dẫn sinh viên;  
4/ kiểm tra quá trình thực hiện; và 5/ đánh giá  
chất lượng thực hiện công việc.  
Đào tạo trong môi trường thực tế là cơ  
hội tốt để sinh viên kiểm tra kỹ năng, kiểm tra  
sự quan tâm và sự lựa chọn nghề nghiệp trong  
các tình huống làm việc thực tế. Trong thời  
gian được đào tạo, sinh viên còn tích lũy được  
nhiều kinh nghiệm quý giá và có thể xây  
dựng được mối quan hệ tốt với các chuyên  
gia trong lĩnh vực phần mềm.  
Kết quả phỏng vấn cho thấy cả 12/12  
giảng viên đều thực hiện đủ 5 hoạt động OJT  
trên cho sinh viên. Mỗi hoạt động được linh  
hoạt tổ chức bằng nhiều phương pháp khác  
nhau: phương pháp học tập dựa trên công  
việc (Work-Based learning), phương pháp  
dạy học qua vấn đề (Problem-Based  
learning), phương pháp dạy học theo dự án  
(Project-Based learning) và/ hoặc phối hợp đa  
dạng các phương pháp và mô hình giảng dạy.  
Điều này có được là do giảng viên phụ trách  
OJT vừa có chuyên môn trong lĩnh vực phần  
mềm, vừa có kinh nghiệm giảng dạy và/ hoặc  
đã khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực  
phần mềm. Từ kinh nghiệm thực tế của mình,  
họ có chung mối trăn trở về vấn đề hình thành  
năng lực làm việc trong môi trường kỹ thuật  
cho sinh viên, đặc biệt là khả năng tự học hỏi  
và nâng cao kỹ năng mềm.  
Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về vai trò  
của hoạt động OJT  
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết sinh  
viên nhận thức khá tốt về tầm quan trọng của  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế.  
Tất cả các yếu tố tích cực đều được cho điểm  
trung bình >= 4,0. Điều này cho thấy phần  
lớn sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng  
của hoạt động đào tạo trong môi trường thực  
tế trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật  
phần mềm tại trường Đại học FPT. Tuy  
nhiên, vẫn còn 32/228 (14%) sinh viên cho  
rằng hoạt động đào tạo trong môi trường  
thực tế chỉ nhằm giảm bớt các công việc  
nhàm chán cho nhân viên chính thức của  
công ty. Đồng thời, có 9/228 (3,9%) sinh  
viên nghĩ rằng hoạt động này lãng phí thời  
gian. Kết quả này phản ánh rằng: một bộ  
phận (dù nhỏ) sinh viên chưa nhận thức đầy  
đủ về vai trò của hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế.  
3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả  
OJT ngành KTPM tại trường Đại học  
FPT tp. HCM  
Có 15/15 người từ đồng ý đến hoàn toàn  
đồng ý rằng các yếu tố: mục tiêu OJT rõ ràng,  
nội dung OJT xoay quanh lĩnh vực phần mềm  
và việc phối hợp triển khai các phương pháp  
giảng dạy phù hợp sẽ quyết định sự thành  
công của hoạt động đào tạo trong môi trường  
thực tế. Tuy nhiên, có 2/15 cán bộ, giảng viên  
mong đợi sinh viên chủ động hơn khi tham  
gia OJT và 1/15 người cho rằng hiệu quả OJT  
không phụ thuộc vào kinh nghiệm và thâm  
niên của giảng viên.  
Ngoài ra, thái độ của sinh viên cũng hết  
sức quan trọng, nó thể hiện sự cầu tiến của  
sinh viên, làm cho giảng viên có thiện cảm và  
nhiệt tình hơn trong công tác đào tạo trong  
môi trường thực tế. Sinh viên hiểu rõ tầm  
3.2  
Thực trạng hoạt động học tập của  
sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm  
tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí  
Minh khi tham gia OJT  
quan trọng, sự cần thiết của hoạt động OJT sẽ  
có thái độ đúng đắn khi tham gia hoạt động  
này. Thái độ của sinh viên sẽ thể hiện nhận  
thức, suy nghĩ và quyết định hành vi của sinh  
viên trong thời gian đào tạo trong môi trường  
thực tế.  
26/225 (11,6%) sinh viên thụ động, chờ “gọi  
mặt, đặt tên” khi tham gia các hoạt động OJT.  
Bảng 3. Các hoạt động của sinh viên  
khi tham gia OJT  
Bảng 2. Thái độ của sinh viên khi tham gia  
hoạt động OJT  
Kết quả này phản ánh rằng những sinh  
viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của OJT sẽ  
có thái độ và hành vi tương ứng với nhận  
thức. Thông tin từ cuộc phỏng vấn cũng cũng  
cho thấy hoạt động OJT chưa thu hút một số  
sinh viên dẫn đến việc họ miễn cưỡng tham  
gia các hoạt động tại doanh nghiệp.  
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn sinh  
viên có thái độ tích cực khi tham gia hoạt  
động đào tạo trong môi trường thực tế nhưng  
vẫn có 12/228 (5,3%) sinh viên chỉ mong  
cho kỳ đào tạo trong môi trường thực tế  
nhanh kết thúc.  
3.2.3  
Mức độ tiếp thu kiến thức của  
sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm  
tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí  
Minh trong giai đoạn OJT  
Sinh viên có nhận thức đúng đắn về giá  
trị của hoạt động OJT sẽ có thái độ đúng và  
hành vi đúng khi tham gia OJT, dẫn đến việc  
học hỏi kiến thức và rèn luyện kỹ năng hiệu  
quả hơn. Từ kết quả khảo sát này, đề tài sẽ đề  
xuất những biện pháp khả thi, hữu hiệu để  
nâng cao nhận thức của sinh viên, nhằm nâng  
cao chất lượng hoạt động OJT và bảo đảm  
mục tiêu giáo dục đã đề ra.  
Trước khi tham gia OJT, sinh viên chỉ  
mới được học các môn nền tảng về lập trình  
và thời gian OJT là cơ hội để sinh viên được  
tiếp cận các hoạt động thực tế sử dụng nhiều  
loại kiến thức phần mềm khác nhau. Với từng  
hoạt động, giảng viên hướng dẫn hoạt động  
đào tạo trong môi trường thực tế sẽ giảng dạy,  
hướng dẫn và giám sát sinh viên áp dụng kiến  
thức về phần mềm phù hợp để hiện thực hóa  
hoạt động đó.  
3.2.2  
Các hoạt động của sinh viên khi  
tham gia đào tạo trong môi trường  
thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh  
Bảng 4. Mức độ tiếp thu kiến thức của  
sinh viên trong giai đoạn OJT  
Hoạt động OJT diễn ra tại doanh nghiệp  
với hai đối tượng chính là sinh viên – người  
tham gia OJT, và giảng viên – người chịu  
trách nhiệm giảng dạy, hướng dẫn và giám sát  
các hoạt động OJT. Trong thực tế, các hoạt  
động OJT ảnh hưởng đáng kể đến cách suy  
nghĩ, thái độ làm việc và tương lai của mỗi  
sinh viên.  
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các  
kiến thức đều được sinh viên đánh giá ở mức  
hiểu, vận dụng và những mức độ cao hơn.  
Như vậy, sau khi trải qua giai đoạn OJT, từ  
không có những kiến thức này phần lớn sinh  
viên tự đánh giá đã đạt mức hiểu và vận dụng  
được. Đặc biệt, kiến thức về Quản lý dự án  
Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về  
các hoạt động OJT cho thấy tất cả các hoạt  
động OJT đều được sinh viên đánh giá từ tốt  
đến rất tốt. Điều này cho thấy hầu hết sinh  
viên rất tích cực tham gia các hoạt động OJT.  
Tuy nhiên, cũng theo kết quả khảo sát, có đến  
phần mềm có 37,9% sinh viên đánh giá đến  
mức độ hiểu. Điều này cho thấy cách thức  
triển khai OJT hiện nay phù hợp với cơ sở lý  
thuyết vùng phát triển gần của Lev Vygotsky,  
rằng giáo dục tốt là phải nhằm vào tiềm năng  
của người học, dẫn dắt người học phát triển  
tiềm năng.  
Kết quả khảo sát cho thấy: ngoại trừ tiếng  
Nhật, tất cả các kỹ năng còn lại đều được sinh  
viên đánh giá khá cao, từ mức độ vận dụng  
trở lên. Điều này thể hiện tính ưu việt của  
chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần  
mềm của trường Đại học FPT. Trong quá  
trình triển khai chương trình đào tạo, trường  
Đại học FPT đã bắt buộc sinh viên sử dụng tất  
cả giáo trình chuyên ngành là sách tiếng Anh  
nhập khẩu từ nước ngoài về; đề cương và kế  
hoạch đào tạo đều yêu cầu triển khai môn học  
theo hướng lồng ghép các kỹ năng giao tiếp,  
làm việc nhóm, giải quyết vấn đề vào kiến  
thức chuyên môn.  
Có ý kiến cho rằng sinh viên tham gia  
OJT tại các công ty có quy mô lớn được đào  
tạo bài bản, được tiếp thu những quy trình  
công nghệ hiện đại, được tham dự các buổi  
hội thảo, chuyên đề liên tục nên sẽ có ưu thế  
hơn. Tuy nhiên, sinh viên đã trải nghiệm  
OJT tại công ty lớn lại cho rằng họ bị “thiệt  
thòi” vì lực lượng nhân sự toàn thời gian của  
công ty quá đông nên sinh viên ít có cơ hội  
được tham gia vào các dự án thực tế mà chỉ  
được đào tạo bài bản theo những công nghệ  
đã có sẵn, phần lớn đã lạc hậu và các hội  
thảo, chuyên đề được tổ chức hàng tuần,  
thậm chí 2-3 lần/ tuần nhưng cơ hội tham dự  
không mở rộng cho tất cả sinh viên đang  
OJT tại công ty.  
Đặc biệt, sinh viên còn cho biết thêm,  
trong thời gian đào tạo trong môi trường thực  
tế các bạn ấy còn “ngộ ra” được những kỹ  
năng giao tiếp mà các bạn chưa từng nghĩ tới.  
Ví dụ: kỹ năng giải quyết than phiền, kỹ năng  
truyền đạt thông tin và phản hồi thông tin, kỹ  
năng thuyết phục người khác thực hiện các  
yêu cầu của mình,…  
Đối với tiếng Nhật, theo kết quả khảo sát,  
có đến 134/228 (58,8%) sinh viên không có  
cơ hội sử dụng tiếng Nhật trong thời gian đào  
tạo trong môi trường thực tế. Qua phỏng vấn  
sinh viên, vấn đề này được lý giải bởi chỉ một  
lý do duy nhất: doanh nghiệp không có khách  
hàng từ Nhật thì sẽ không sử dụng kỹ năng  
này và dĩ nhiên sinh viên không có cơ hội rèn  
luyện tiếng Nhật trong thời gian đào tạo trong  
môi trường thực tế. Những sinh viên có mong  
muốn theo đuổi chuyên ngành hẹp liên quan  
đến ngoại ngữ Nhật nên chủ động chọn lựa  
các doanh nghiệp có thế mạnh khai thác thị  
trường Nhật Bản ngay từ trước khi bắt đầu  
giai đoạn đào tạo trong môi trường thực tế.  
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho  
biết một số sinh viên hoàn toàn không được  
đào tạo gì về một số kiến thức chuyên môn  
liên quan đến phần mềm. Có đến 86/224  
(38,4%) sinh viên không được đào tạo về  
Lập trình di động và con số tương ứng với  
kiến thức Thương mại điện tử là 80/224  
(35,7%) sinh viên.  
3.2.4  
Mức độ rèn luyện kỹ năng của  
sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm  
tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí  
Minh trong giai đoạn OJT  
Với mục tiêu đào tạo nên những con  
người phát triển hài hòa, chương trình đào  
tạo của Đại học FPT không chỉ chú trọng về  
chuyên môn mà còn trang bị hai ngoại ngữ  
và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho  
sinh viên.  
Tóm lại, một số kiến thức và kỹ năng có  
thể có, có thể không được đào tạo trong giai  
đoạn đào tạo trong môi trường thực tế nhưng  
sự trải nghiệm quý giá trong thời gian này sẽ  
giúp sinh viên hình thành năng lực tự học, tự  
khai sáng cho mình. Khi bản thân mỗi sinh  
viên nhận thức được rằng hoạt động đào tạo  
trong môi trường thực tế rất quan trọng đối  
với tương lai nghề nghiệp của họ, tự khắc  
sinh viên sẽ tranh thủ mọi cơ hội trau dồi kiến  
thức, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh  
nghiệm – không chỉ trong giai đoạn OJT – mà  
trong suốt quá trình học tập còn lại tại trường.  
Bảng 5. Mức độ rèn luyện kỹ năng của  
sinh viên trong giai đoạn OJT  
3.2.5  
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả  
hoạt động OJT ngành Kỹ thuật phần  
mềm tại trường Đại học FPT tp. Hồ  
Chí Minh  
của sinh viên đối với giá trị của hoạt động  
OJT. Vì thế, đề tài sẽ đề xuất biện pháp phù  
hợp giúp sinh viên hiểu rõ giá trị của hoạt  
động OJT, nhiệm vụ của sinh viên khi tham  
gia OJT, các tiêu chí đánh giá OJT và chuẩn  
đầu ra của hoạt động này. Từ đó, sinh viên  
có sự chuẩn bị để học tập và rèn luyện tích  
cực hơn, dẫn đến kết quả OJT được cải thiện,  
chất lượng đào tạo được nâng cao và năng  
lực sinh viên đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày  
càng khắt khe của thị trường lao động.  
Hoạt động OJT nhằm giải quyết vấn đề  
“có kinh nghiệm” cho sinh viên mới ra trường  
nên việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kết  
quả hoạt động OJT: mục tiêu OJT, nội dung  
OJT, phương pháp OJT, các tiêu chí đánh giá  
và vấn đề giám sát chất lượng OJT,… sẽ giúp  
sinh viên có sự chuẩn bị tốt để tận dụng thời  
gian OJT để tích lũy kiến thức, kỹ năng và  
kinh nghiệm làm việc cho bản thân.  
3.3  
Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện  
hoạt động đào tạo trong môi trường  
thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh  
Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả  
hoạt động OJT  
3.3.1. Thuận lợi  
Do lợi thế xuất thân từ doanh nghiệp nên  
Đại học FPT luôn có hậu thuẫn đặc biệt về  
mọi mặt là các đơn vị thành viên của Công ty  
Cổ phần FPT [4]. Đặc biệt là Công ty Phần  
mềm FPT, không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên  
được tham gia OJT mà còn đảm bảo việc làm  
cho tất cả sinh viên hệ đại học tại trường Đại  
học FPT (theo Thỏa thuận Hợp tác chiến lược  
giữa Công ty Phần mềm FPT và Trường Đại  
học FPT). Ngoài ra, các đơn vị đối tác bên  
ngoài FPT hiểu rõ và chia sẻ triết lý đào tạo  
của Đại học FPT, sẵn sàng vì lợi ích lâu dài  
mà đồng ý hợp tác với Đại học FPT đào tạo  
sinh viên trong môi trường thực tế [5].  
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên  
đánh giá cao nhất yếu tố chủ động khi tham  
gia OJT (4,3 điểm), nghĩa là nếu thật sự chủ  
động thì hoạt động OJT sẽ mang lại cho sinh  
viên nhiều cơ hội học hỏi kiến thức, rèn luyện  
kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm làm việc và đặc  
biệt là xây dựng được mối quan hệ nghề  
nghiệp tốt sau này. Lúc đó, kỳ OJT sẽ trở  
thành một trải nghiệm thú vị đầy bổ ích cho  
sinh viên.  
- Trường Đại học FPT liên tục tìm kiếm  
và chủ động đề nghị hợp tác với các doanh  
nghiệp hoạt động tốt trong lĩnh vực phần  
mềm tạo điều kiện cho sinh viên được trải  
nghiệm giai đoạn đào tạo trong môi trường  
thực tế một hiệu quả nhất. Ngoài ra, nhà  
trường cũng luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ  
doanh nghiệp và liên tục cải tiến các hoạt  
động đào tạo nhằm nâng cao tính thực tiễn  
của chương trình đào tạo [5].  
Bên cạnh đó, sinh viên cũng đánh giá  
cao các yếu tố: kinh nghiệm và thâm niên làm  
việc của người giám sát (4,2 điểm), người  
giám sát tích cực (3,9 điểm) và công ty có chế  
độ phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên (4,1 điểm).  
Tất cả những yếu tố này phụ thuộc vào doanh  
nghiệp. Thông tin này phản ánh đúng thực tế,  
rằng trước nay trường Đại học FPT giao phó  
hoàn toàn cho doanh nghiệp trách nhiệm đào  
tạo sinh viên trong thời gian OJT.  
- Phần lớn sinh viên nhận thức được tầm  
quan trọng của hoạt động OJT nên: 1/ trước  
khi tham gia OJT sinh viên đã chủ động tìm  
hiểu về công ty, chọn lựa công ty phù hợp với  
năng lực bản thân và hướng phát triển nghề  
nghiệp cá nhân; 2/ trong thời gian OJT sinh  
viên tận dụng mọi cơ hội để quan sát, học hỏi  
kiến thức mới, chủ động thiết lập thêm các  
mối quan hệ nghề nghiệp và xã hội; và 3/ sau  
thời gian OJT sinh viên – bằng năng lực cá  
Tuy nhiên, sinh viên còn phân vân  
khi đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến  
kết quả OJT. Ví dụ: tiêu chí đánh giá OJT  
(2,8 điểm), mục tiêu OJT (2,9 điểm), phương  
pháp OJT (3,2 điểm). Điều này làm cho  
người nghiên cứu băn khoăn về sự mơ hồ  
nhân – được tuyển dụng làm nhân viên bán  
thời gian của công ty (Thầy HungNH – Giám  
đốc Công ty Phần mềm Query).  
- Thời gian OJT quá ngắn. Các sinh viên  
không nổi bật chưa đủ thời gian và cơ hội để  
hoàn thiện bản thân (Thầy KhanhKT – Chủ  
nhiệm ngành Kỹ thuật phần mềm trường Đại  
học FPT tp. Hồ Chí Minh).  
- Lợi thế lớn của Đại học FPT là hầu hết  
giảng viên phụ trách OJT đều vừa có chuyên  
môn trong lĩnh vực phần mềm vừa có kinh  
nghiệm giảng dạy và/ hoặc giảng viên đã khởi  
nghiệp thành công trong lĩnh vực phần mềm.  
Những giảng viên này không chỉ đồng hành  
cùng sinh viên trong các hoạt động OJT mà  
còn luôn sẵn sàng đưa ra các kiến nghị giúp  
trường Đại học FPT xem xét điều chỉnh sự  
chênh lệch giữa chương trình đào tạo và thực  
tế công việc (Thầy KhanhKT – Chủ nhiệm  
ngành Kỹ thuật phần mềm trường Đại học  
FPT tp. Hồ Chí Minh).  
- Sinh viên bị giới hạn chọn lựa công ty  
đào tạo OJT trong danh mục nhà trường cung  
cấp, thời điểm OJT cố định ở học kỳ 6 (Cô  
HaLTP – Trưởng phòng Hợp tác doanh  
nghiệp trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh).  
- Nhà trường chỉ tập trung vào việc tìm  
kiếm đối tác mới, chưa phân bổ đủ nhân lực  
để thăm viếng định kỳ từng doanh nghiệp (Cô  
DungDTP – Cán bộ điều phối hoạt động OJT  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh).  
- Chương trình OJT được Công ty Phần  
mềm FPT xây dựng sẵn chưa cập nhật kịp  
thời các công nghệ hiện đại (sinh viên  
TruongNLN).  
Tất cả các yếu tố trên đã góp phần làm  
nên thành công của hoạt động OJT ngành Kỹ  
thuật phần mềm tại trường Đại học FPT tp.  
Hồ Chí Minh, góp phần tạo nên lợi thế cạnh  
tranh tiêu biểu của sinh viên Đại học FPT trên  
thị trường nhân lực thời gian qua.  
- Việc đánh giá sinh viên chỉ một chiều  
từ doanh nghiệp, chưa có cơ chế đánh giá  
ngược lại. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá có  
thể phụ thuộc vào tâm huyết và cảm tính của  
giảng viên (sinh viên ThoaiNDD).  
3.3.2. Khó khăn  
- Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh dường  
như còn mơ hồ về mục tiêu của hoạt động  
OJT, các yêu cầu chuẩn đầu ra và những công  
việc sinh viên phải thực hiện khi đi OJT. Nhà  
trường nên tường minh với sinh viên với các  
yếu tố này trước khi bàn giao sinh viên cho  
doanh nghiệp (Thầy KhoaBT – Giám đốc  
Công ty TNHH Innoteq).  
Những khó khăn này chỉ thật sự được  
phát hiện ra khi khảo sát thực trạng OJT  
ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học  
FPT tp. Hồ Chí Minh vì từ trước đến nay Đại  
học FPT thường khắc phục ngay các vấn đề  
liên quan đến OJT mà chưa có nghiên cứu  
chính thức về chất lượng hoạt động này.  
4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG  
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG  
ĐÀO TẠO TRONG MÔI TRƯỜNG  
THỰC TẾ NGÀNH KỸ THUẬT  
PHẦN MỀM TẠI TRƯỜNG ĐẠI  
HỌC FPT TP. HỒ CHÍ MINH  
- Trình độ sinh viên không đồng đều,  
mặc dù nhà trường có xem xét điều kiện tham  
gia OJT. Sinh viên đủ điều kiện tham gia OJT  
khi tích lũy được >= 90% số tín chỉ của các  
giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, 10% số tín chỉ  
còn lại có thể rơi vào đúng kiến thức chuyên  
môn mà doanh nghiệp đang cần (Thầy  
ThachLN – Trưởng phòng Đào tạo Kỹ thuật  
Công ty Phần mềm FPT).  
4.1. Đề xuất biện pháp  
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, kết quả  
khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động đào  
tạo trong môi trường thực tế ngành Kỹ thuật  
phần mềm tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí  
Minh, đề tài đề xuất 3 biện pháp sau:  
- Một số (ít) sinh viên chưa nhận thức  
được tầm quan trọng của hoạt động OJT nên  
chưa tích cực, thiếu chủ động, không biết tận  
dụng cơ hội tốt để trao dồi kiến thức, kỹ năng  
và kinh nghiệm chuyên môn từ công việc  
thực tế (Thầy HungNH – Giám đốc Công ty  
Phần mềm Query).  
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của  
giảng viên và sinh viên về giá trị của hoạt  
động đào tạo trong môi trường thực tế ngành  
Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học FPT  
tp. Hồ Chí Minh.  
Biện pháp 2: Thiết kế chương trình bồi  
dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp  
đào tạo cho giảng viên hướng dẫn hoạt động  
đào tạo trong môi trường thực tế.  
Để kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu  
rằng sinh viên có nhận thức đúng đắn hơn và  
thái độ tích cực hơn sau khi áp dụng biện  
pháp nâng cao nhận thức về giá trị của hoạt  
động đào tạo trong môi trường thực tế, đề tài  
đã đưa 57 sinh viên ngành Kỹ thuật phần  
mềm tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh  
tham gia hoạt động đào tạo trong môi trường  
thực tế trong học kỳ Fall 2018 (từ tháng  
9/2018 đến tháng 12/2018) vào nhóm thực  
nghiệm sư phạm. Trong số này có 8 sinh viên  
tham gia thử nghiệm chương trình du học  
“Learning with the experts” tại FPT-UBD  
Innovation Lab, trường Đại học Brunei  
Darussalam từ ngày 08/8/2018 đến ngày  
05/12/2018.  
Biện pháp 3: Đổi mới công tác tổ chức  
và quản lý hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
Việc đề xuất các biện pháp dựa trên  
những nguyên tắc sau: nguyên tắc đảm bảo  
tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính khả  
thi, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện,  
nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và nguyên  
tắc đảm bảo tính hệ thống. Ngoài ra, trong  
từng biện pháp, đề tài đã chi tiết hóa cách  
thức triển khai biện pháp và cân nhắc các điều  
kiện thực hiện biện pháp trong hoàn cảnh  
thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường  
Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh hiện nay.  
4.3.2. Nội dung thực nghiệm  
Để đo lường sự thay đổi về nhận thức của  
sinh viên đối với vai trò của hoạt động đào  
tạo trong môi trường thực tế và thái độ của  
sinh viên khi tham gia hoạt động này, đề tài  
đã tổ chức 4 hoạt động thực nghiệm, gồm:  
4.2. Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi  
của các biện pháp nâng cao chất lượng đào  
tạo trong môi trường thực tế ngành Kỹ  
thuật phần mềm tại trường Đại học FPT  
tp. Hồ Chí Minh  
Hoạt động 1: Xây dựng đề cương môn  
học “Đào tạo trong môi trường thực tế” ngành  
Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học FPT  
(biện pháp 1).  
Để đánh giá sự phù hợp và tính khả thi  
của các biện pháp nâng cao chất lượng đào  
tạo trong môi trường thực tế đã đề xuất, đề tài  
dùng phương pháp phỏng vấn. Khách thể  
nghiên cứu gồm 7 người, trong đó có 3 cán bộ  
điều phối và 4 giảng viên hướng dẫn hoạt  
động đào tạo trong môi trường thực tế. Nội  
dung phỏng vấn tập trung tìm hiểu đánh giá  
của các giảng viên và cán bộ điều phối hoạt  
động OJT về sự phù hợp và tính khả thi của 3  
biện pháp đã đề xuất.  
Hoạt động 2: Tổ chức định hướng cho  
sinh viên trước khi tham gia hoạt động đào  
tạo trong môi trường thực tế (biện pháp 1).  
Hoạt động 3: Tổ chức “talk show” về  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế  
(biện pháp 1).  
Hoạt động 4: Đưa sinh viên sang Brunei  
du học các kiến thức liên quan đến công nghệ  
4.0 theo chương trình “Learning with the  
experts” tại FPT-UBD Innovation Lab, Đại  
học Brunei Darussalam (biện pháp 3).  
Tất cả khách thể nghiên cứu đều cho  
rằng, các biện pháp này hoàn toàn phù hợp và  
khả thi đối với hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh trong  
giai đoạn hiện nay. Điều này tạo niềm tin cho  
người nghiên cứu rằng các biện pháp vừa đề  
xuất có thể giúp trường Đại học FPT tp. Hồ  
Chí Minh nâng cao chất lượng đào tạo nói  
chung và chất lượng đào tạo trong môi trường  
thực tế nói riêng.  
4.3.3. Kết quả thực nghiệm  
4.3.3.1. Kết quả kiểm định sự khác biệt trước  
và sau thực nghiệm đối với nhận thức của  
sinh viên về vai trò của hoạt động OJT được  
ghi nhận trong bảng 1.  
Đối với các vai trò tích cực (vai trò 1, 2,  
3, 4, 5), tất cả điểm trung bình đều thay đổi  
theo chiều hướng tốt đẹp. Độ lệch chuẩn  
không cao (chỉ từ 0,56 đến 0,98), tuy thể hiện  
sự đồng nhất trong đánh giá của sinh viên  
trước và sau thực nghiệm nhưng điều đáng  
4.3. Thực nghiệm sư phạm  
4.3.1. Đối tượng thực nghiệm  
ghi nhận là sự dịch chuyển từ mức độ “Đồng  
ý” sang mức độ “Hoàn toàn đồng ý” cho thấy  
sinh viên đã nhận thức tích cực hơn về vai trò  
của hoạt động đào tạo trong môi trường thực  
tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại  
học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
viên khi tham gia hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm  
tại trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh  
(bảng 2)  
Bảng 8. Kết quả kiểm định sự khác biệt  
trước và sau thực nghiệm đối với thái độ của  
sinh viên khi tham gia OJT  
Bảng 7. Kết quả kiểm định sự khác biệt  
trước và sau thực nghiệm đối với nhận thức  
của sinh viên về vai trò của OJT  
Đối với các thái độ tích cực (thái độ 1, 2,  
3, 4, 5), tất cả các điểm trung bình sau thực  
nghiệm đều nhỉnh hơn điểm trung bình trước  
thực nghiệm. Độ lệch chuẩn dao động từ 0,55  
đến 1,00. Tương tự như kết quả kiểm định  
nhận thức, tuy độ lệch chuẩn này thể hiện sự  
đồng nhất trong đánh giá của sinh viên trước  
và sau thực nghiệm nhưng sự khởi sắc trong  
thái độ của sinh viên đã là tín hiệu đáng mừng  
cho việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất  
lượng hoạt động đào tạo trong môi trường  
thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường  
Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
Riêng hai vai trò tiêu cực gồm: vai trò 6  
Giảm bớt các công việc nhàm chán cho nhân  
viên chính thức và vai trò 7 Lãng phí thời  
gian của sinh viên đã có sự chuyển biến rõ rệt  
trong kết quả đánh giá, từ 2,81 điểm còn 1,93  
điểm và từ 1,74 điểm còn 1,32 điểm. Độ lệch  
chuẩn cũng biến động từ 1,36 còn 0,84 và từ  
0,95 còn 0,54. Độ lệch chuẩn sau thực  
nghiệm thấp cho thấy mức độ đồng nhất cao  
trong đánh giá, nghĩa là sinh viên đã có nhận  
thức tích cực hơn về vai trò của hoạt động  
đào tạo trong môi trường thực tế. Thêm vào  
đó, khi kiểm định sự khác biệt về điểm trung  
bình giữa trước và sau thực nghiệm ở hai vai  
trò này đều cho giá trị Sig. = 0,0. Đề tài đi  
đến kết luận rằng: có sự khác biệt có ý nghĩa  
về mặt thống kê trong nhận thức của sinh viên  
về vai trò của hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế trước và sau khi thực nghiệm  
với độ tin cậy 95%.  
Biểu hiện Uể oải, mệt mỏi, chán nản,  
mong cho kỳ OJT nhanh kết thúc (thái độ 6)  
đã có sự chuyển biến rõ rệt trong kết quả đánh  
giá, điểm trung bình của thái độ này từ 1,86  
điểm còn 1,29 điểm; và độ lệch chuẩn cũng  
biến động từ 1,16 còn 0,53. Độ lệch chuẩn  
sau thực nghiệm thấp đáng kể cho thấy mức  
độ đồng nhất cao trong đánh giá, nghĩa là sinh  
viên đã có thái độ tích cực hơn khi tham gia  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế.  
Bên cạnh đó, kiểm định sự khác biệt về điểm  
trung bình giữa trước và sau thực nghiệm cho  
giá trị Sig. = 0,0. Điều này cho thấy: có sự  
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với  
thái độ của sinh viên khi tham gia hoạt động  
đào tạo trong môi trường thực tế trước và sau  
khi thực nghiệm với độ tin cậy 95%.  
Điều này cho thấy, việc triển khai các  
hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của sinh  
viên về giá trị của hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế đã mang lại hiệu quả đối  
với nhận thức của sinh viên về vai trò của  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế  
ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học  
FPT tp. Hồ Chí Minh.  
4.3.3.2. Kết quả kiểm định sự khác biệt trước  
4.3.3.3. Kiểm định sự khác biệt trước và sau  
và sau thực nghiệm đối với thái độ của sinh  
thực nghiệm đối với các yếu tố ảnh hưởng  
đến kết quả hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh  
Ngoài ra, kết quả kiểm định sự khác biệt  
về trị trung bình giữa nhóm đối chứng và  
nhóm thực nghiệm cho thấy giá trị Sig. = 0,00  
trong tất cả các yếu tố. Đề tài đi đến kết luận  
rằng: có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống  
kê trong ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh  
hưởng đến kết quả đào tạo trong môi trường  
thực tế trước và sau khi thực nghiệm với độ  
tin cậy 95%.  
Khi sinh viên có nhận thức đúng đắn về  
vai trò của hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế, có thái độ tích cực khi tham  
gia hoạt động này, lẽ đương nhiên sinh viên  
sẽ gặt hái được kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên,  
sinh viên cũng cần hiểu rõ các yếu tố ảnh  
hưởng đến kết quả OJT trước khi tham gia  
hoạt động này nhằm có sự chủ động hơn  
trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng và  
kinh nghiệm làm việc khi thực sự tham gia  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế.  
Bên dưới đây là kết quả kiểm định sự khác  
biệt trong suy nghĩ của sinh viên trước và  
sau thực nghiệm đối với các yếu tố ảnh  
hưởng đến kết quả hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế.  
Việc thực nghiệm xem như thành công vì  
các hoạt động trong biện pháp 1 và biện pháp  
3 có phát huy hiệu quả. Sau khi có tác động  
của của các hoạt động thực nghiệm, sinh viên  
đã nhận thức đúng đắn hơn, có thái độ tích  
cực hơn và hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng  
đến kết quả hoạt động đào tạo trong môi  
trường thực tế trước khi tham gia hoạt động  
này. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu  
khẳng định việc triển khai các hoạt động  
nhằm đổi mới công tác tổ chức và quản lý  
hoạt động đào tạo trong môi trường thực tế và  
nâng cao nhận thức của sinh viên ngành Kỹ  
thuật phần mềm tại trường Đại học FPT tp.  
Hồ Chí Minh về giá trị của hoạt động đào tạo  
trong môi trường thực tế đã mang lại hiệu quả  
tích cực.  
Bảng 9. Kết quả kiểm định sự khác biệt  
trước và sau thực nghiệm đối với các yếu tố  
ảnh hưởng đến kết quả OJT  
5. KẾT LUẬN  
Kết quả đánh giá của các khách thể  
nghiên cứu và kết quả thực nghiệm đều cho  
thấy các biện pháp này hoàn toàn phù hợp,  
khả thi và có hiệu quả nâng cao nhận thức của  
sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm tại  
trường Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh về giá  
trị của hoạt động đào tạo trong môi trường  
thực tế.  
Kết quả kiểm định sự khác biệt trước và  
sau thực nghiệm đối với các yếu tố ảnh hưởng  
đến kết quả đào tạo trong môi trường thực tế  
ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học  
FPT tp. Hồ Chí Minh cho thấy: Trước khi có  
tác động sư phạm, điểm trung bình của các  
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả OJT thấp – dao  
động từ 2,81 đến 3,34 – tương đương với mức  
độ quan điểm chưa rõ ràng; độ lệch chuẩn cao  
– từ 1,41 đến 1,52 – cho thấy chưa có sự đồng  
nhất trong đánh giá. Sau khi có tác động sư  
phạm, điểm trung bình của 4 yếu tố ảnh  
hưởng đến kết quả đào tạo trong môi trường  
thực tế tăng đáng kể – dao động từ 3,89 đến  
4,33 – tương ứng với mức độ từ “Đồng ý”  
đến “Hoàn toàn đồng ý”; độ lệch chuẩn thấp  
hơn – từ 0,85 đến 1,01 – cho thấy ít nhiều đã  
có sự đồng nhất trong đánh giá các yếu tố ảnh  
hưởng đến kết quả đào tạo trong môi trường  
thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường  
Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh.  
Trong thời gian tới, đề tài sẽ nghiên cứu  
bổ sung khái niệm và các mặt biểu hiện của  
chất lượng đào tạo trong môi trường thực tế  
và đánh giá thực trạng các mặt biểu hiện chất  
lượng này. Ngoài ra, để khẳng định thêm tính  
hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất nhằm  
nâng cao chất lượng đào tạo trong môi trường  
thực tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường  
Đại học FPT tp. Hồ Chí Minh, trong các học  
kỳ kế tiếp, đề tài sẽ tiếp tục thực nghiệm các  
biện pháp này đối với hoạt động đào tạo trong  
môi trường thực tế tại trường Đại học FPT tp.  
Hồ Chí Minh trên khách thể không chỉ là sinh  
viên ngành Kỹ thuật phần mềm mà cả sinh  
viên các ngành khác.  
LỜI CẢM ƠN  
Đề tài này ra đời nhờ sự định hướng, dìu  
dắt hết sức tận tâm của PGS. TS. Dương Thị  
Kim Oanh dành cho học viên cao học Nguyễn  
Thị Thanh Thủy, ngành Giáo dục học, Viện  
Sư phạm Kỹ thuật – Trường Đại học Sư phạm  
Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Xin bày tỏ lòng  
biết ơn sâu sắc đến Cô, “người giáo viên hạnh  
phúc thay đổi cả thế giới” [8]. Trân trọng.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1]  
Y. Bao và G. Fang, A study on hospitality students’ satisfaction towards their  
internship: a case from Hang Zhou, China, School of Tourism and Health  
Zhejiang Forestry University, 2008.  
[2]  
[3]  
[4]  
[5]  
[6]  
R. W. Bybee, The BSCS 5E instructional model: Personal reflections and  
contemporary implications, Science and Children, vol. 51, pp. 10-13, 2014.  
L. Cates-McIver, Internships and co-op programs, a valuable combination for  
collegians, Black Collegian, vol. 30, pp. 84-86, 1999.  
Đại hc FPT. Lch sthành lp. Internet: http://daihoc.fpt.edu.vn/gioi-thieu-  
Đại hc FPT.  
Ngành công nghip và doanh nghip. Internet:  
E. E. Getzel, L. W. Briel và J. Kregel, Comprehensive career planning: The  
VCU career connections program, Work, vol. 14, pp. 41-49, 2000.  
[7]  
[8]  
M. Haire và K. Oloffson, Brief History: Interns, Time, vol. 174, p. 22, 2009.  
T. N. Hanh và K. Weare, Happy teachers change the world: A guide for  
cultivating mindfulness in education: Parallax Press, 2017.  
[9]  
C. E. Hmelo-Silver, Problem-based learning: What and how do students learn?,  
Educational psychology review, vol. 16, pp. 235-266, 2004.  
[10] A. S. Hornby, A. P. Cowie và J. W. Lewis, Oxford advanced learner's  
dictionary of current English, vol. 7: Oxford university press London, 2005.  
[11] ILSSA và GIZ.  
Thut ngAn sinh Xã hi Vit Nam. Internet:  
truy cp: 19/12/2017  
ngày  
[12] J. S. Krajcik và P. C. Blumenfeld, Project-based learning: na, 2006.  
[13] T. Lam và L. Ching, An exploratory study of an internship program: The case  
of Hong Kong students, International Journal of Hospitality Management, vol.  
26, pp. 336-351, 2007.  
[14] V. Narayanan, P. M. Olk và C. V. Fukami, Determinants of internship  
effectiveness: An exploratory model, Academy of Management Learning &  
Education, vol. 9, pp. 61-80, 2010.  
[15] J. A. Raelin, A model of work-based learning, Organization science, vol. 8, pp.  
563-578, 1997.  
[16] C. H. Reed, Education terms: English - Vietnamese and Vietnamese - English:  
The Author, 1972, p. 98.  
[17] J. Sutherland và K. Schwaber, The scrum guide, The definitive guide to scrum:  
The rules of the game. Scrum. org, vol. 268, 2013.  
Tác giả chịu trách nhiệm bài viết:  
Họ tên:  
Đơn vị:  
Nguyễn Thị Thanh Thủy  
Trường Đại học FPT tp. HCM  
Điện thoại: 0919070747  
Email: thuyntt17@fe.edu.vn  
BÀI BÁO KHOA HỌC  
THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ  
Bài báo khoa học của học viên  
có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn  
Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ  
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.  
Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý  
của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.  
ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!  
Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2018-2019 của Thư viện Trường Đại học  
Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.  
pdf 14 trang Mãnh Khiết 09/01/2024 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo trong môi trường thực tế - Hướng đi mới trong đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT TPHCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_trong_moi_truong_thuc_te_huong_di_moi_trong_dao_tao.pdf