Tài liệu dạy học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trình độ Trung cấp
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TÀI LIỆU DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Kèm theo Công văn số 147/TCGDNN-ĐTCQ ngày 22 tháng 01 năm 2020
của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)
MỤC LỤC
1. Vị trí, tính chất, mục tiêu .........................................................................................3
2. Các nội dung chính ..................................................................................................3
4. Điều kiện thực hiện môn học...................................................................................8
5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập.........................................................9
phá chủ nghĩa xã hội. .................................................................................................10
Việt Nam....................................................................................................................11
“Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ........................................................................13
Việt Nam hiện nay .....................................................................................................15
ĐỘNG VIÊN.................................................................................................................19
1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.......................................................................19
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên.....................................................................25
đảo và biên giới quốc gia...........................................................................................33
lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia ....................................................................36
1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc............................................................................39
2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo ..........................................................................42
1
Việt Nam....................................................................................................................46
XÃ HỘI.........................................................................................................................52
1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm....................................................52
2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội......................................................................58
BÀI 7: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ ...........................................................................................63
1. Đội hình tiểu đội ....................................................................................................63
2. Đội hình trung đội..................................................................................................68
KHÍ BỘ BINH ..............................................................................................................80
1. Súng trường CKC cỡ 7,62 mm ..............................................................................80
2. Súng tiểu liên AK...................................................................................................90
1. Kỹ thuật tháo và lắp một số loại vũ khí bộ binh..................................................100
1. Cầm máu tạm thời................................................................................................125
3. Hô hấp nhân tạo ...................................................................................................140
4. Kỹ thuật chuyển thương.......................................................................................144
2
BÀI 1: NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1. Vị trí, tính chất, mục tiêu
1.1. Vị trí
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc
thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp.
1.2. Tính chất
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung
trong chương trình đào tạo trung cấp giúp người học có những kiến thức cơ bản
về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc
phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về
phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Mục tiêu
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trang bị cho học sinh những hiểu
biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống
chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân
sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng
vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng
quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
2. Các nội dung chính
Giáo trình bao gồm 9 bài:
Bài 1: Nhập môn giáo dục quốc phòng và an ninh;
Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch đối với Việt Nam;
Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên;
Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;
Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo;
Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
Bài 7: Đội ngũ đơn vị;
Bài 8: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ
binh;
Bài 9: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học
3.1. Phong cách quân nhân và xưng hô
3
3.1.1. Phong cách quân nhân
- Trong quan hệ quân nhân, mọi quân nhân phải giữ gìn phẩm chất đạo đức
cách mạng và nghiêm chỉnh tuân theo những yêu cầu của sinh hoạt xã hội.
Trong quan hệ với nhân dân, quân nhân phải kính trọng người già, yêu mến trẻ
em, tôn trọng phụ nữ;
- Quân nhân phải là người có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết,
tương trợ và có nếp sống văn minh, lành mạnh; thái độ hoà nhã, khiêm tốn; biết tự
chủ và tự trọng trong lời nói cũng như trong hành động;
- Cấm quân nhân uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ; uống
say rượu, bia ở mọi lúc, mọi nơi; hút thuốc lá nơi công cộng; mua, bán, tàng
trữ và sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện dưới bất kỳ hình thức
nào theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Xưng hô
- Quân nhân gọi nhau bằng “Đồng chí” và xưng “Tôi” sau tiếng “Đồng chí”
có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình định tiếp xúc. Đối với
cấp trên có thể gọi là “Thủ trưởng”;
- Nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “Có”. Khi nhận lệnh hoặc trao
đổi công việc xong quân nhân phải nói “Rõ”;
- Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xưng hô với nhau theo tập quán
thông thường.
3.1.3. Báo cáo cấp trên
- Khi trực tiếp báo cáo với cấp trên, quân nhân phải chào và tự giới thiệu
đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị của mình trên một cấp và báo cáo theo chức vụ
của cấp trên khi không biết chức vụ, thì báo cáo theo cấp bậc, báo cáo xong nội
dung phải nói "Hết";
- Khi báo cáo qua các phương tiện thông tin, quân nhân phải giới thiệu đủ
họ, tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của mình. Nghiêm cấm mạo danh, giả mạo cấp
bậc, chức vụ, đơn vị.
3.2. Đến gặp cấp trên và chào hỏi của quân nhân
3.2.1. Đến gặp cấp trên
- Quân nhân đến gặp cấp trên phải chào, báo cáo xin phép gặp, khi được
phép của cấp trên mới được gặp. Trước khi ra về phải chào cấp trên;
- Khi quân nhân cấp dưới đề nghị gặp, cấp trên phải thu xếp thời gian để
sớm gặp quân nhân đó. Nếu chưa gặp được phải báo cho quân nhân đó rõ lý do
hoặc hẹn gặp vào thời gian khác, do mình quy định.
3.2.2. Chào hỏi
4
- Quân nhân phải chào khi gặp nhau. Cấp dưới phải chào cấp trên trước,
người được chào phải chào đáp lễ;
- Quân nhân chào bằng động tác trong các trường hợp sau: kể cả đội mũ
hoặc không đội mũ
+ Quân nhân gặp nhau hoặc khi tiếp xúc với người ngoài quân đội và người
nước ngoài; gặp quân kỳ trong đội ngũ; dự lễ lúc chào Quốc kỳ; mặc niệm; báo
cáo, nhận lệnh trước cấp trên và khi rời khỏi cấp trên; gặp các đồng chí lãnh đạo
Đảng, chính quyền; nhận phần thưởng; trước khi bắt tay đáp lễ cấp trên; gặp linh
cữu có đơn vị quân đội đi đưa;
+ Khi được giới thiệu, trước và sau khi phát biểu lần đầu trên bục phát
biểu trong hội nghị, khi giới thiệu chương trình và khi tham gia hoạt động
văn hoá văn nghệ.
- Các cơ quan, đơn vị phải tổ chức chào đón khách đến thăm và dự lễ tại cơ
quan, đơn vị theo nghi thức quân đội trong các trường hợp sau:
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy
quân đội; khách nước ngoài đến thăm chính thức đơn vị do bộ quốc phòng chỉ
thị tổ chức đón.
- Chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện chào cấp trên đến đơn vị thuộc
quyền như sau:
+ Đơn vị đang học tập, công tác, sinh hoạt tập trung thì người chỉ huy,
người phụ trách hoặc giáo viên hô “Đứng dậy” (nếu đang ngồi) và hô “Nghiêm”
rồi ra chào báo cáo;
+ Trường hợp đơn vị đã chào cấp trên, nhưng sau đó lại có cấp trên khác đến;
+ Trường hợp có cả Phó Tổng tham mưu trưởng và Phó chủ nhiệm Tổng
cục chính trị cùng đến cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ hoặc cơ quan, đơn vị
cấp dưới (trừ Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị) thì người chỉ huy,
chính uỷ (chính trị viên) hoặc ban tổ chức hội nghị, nghi lễ phải chào báo cáo
đồng chí là trưởng đoàn, nếu không có trưởng đoàn thì báo cáo Phó Tổng
tham mưu trưởng;
+ Trường hợp có cả người chỉ huy, chính uỷ (chính trị viên) cấp trên cùng
đến cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền thì người chỉ huy hoặc chính uỷ
(chính trị viên) hoặc ban tổ chức hội nghị, nghi lễ chào báo cáo người chỉ huy;
+ Trường hợp có cả Tham mưu trưởng (phó tham mưu trưởng), chủ nhiệm
chính trị (phó chủ nhiệm chính trị) các cấp khi đến cơ quan cùng cấp (trừ cơ quan
tham mưu và cơ quan chính trị) hoặc cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền thì
người chỉ huy, chính uỷ (chính trị viên) hoặc ban tổ chức hội nghị, nghi lễ phải
5
chào báo cáo đồng chí là trưởng đoàn, nếu không có trưởng đoàn thì chào báo cáo
tham mưu trưởng (phó tham mưu trưởng).
3.3. Qui định về mang mặc trang phục
3.3.1. Trang phục quân đội
- Quân phục dự lễ; quân phục thường dùng; quân phục dã chiến; quân phục
nghiệp vụ; trang phục công tác; mang mặc trang phục;
- Quân nhân phải mang mặc trang phục theo đúng quy định của Bộ Quốc
phòng. Các loại trang phục dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ chỉ
được mặc trong khi làm nhiệm vụ. Nữ quân nhân được mặc thường phục khi
có thai.
3.3.2. Mang mặc trang phục theo từng mùa
- Quân nhân mặc quân phục từng mùa, theo qui định thời gian làm việc
mùa nóng và mùa lạnh. Căn cứ vào thời tiết và sức khoẻ, quân nhân được mặc
quân phục cả hai mùa trong thời gian trước và sau 15 ngày so với thời gian
làm việc quy định cho từng mùa. Khi sinh hoạt tập trung phải mặc quân phục
thống nhất;
- Các đơn vị đóng quân từ Đèo Hải Vân trở vào phía Nam, căn cứ vào thời
tiết cụ thể từng nơi để mặc quân phục cho phù hợp, do người chỉ huy từ cấp sư
đoàn và tương đương trở lên quy định thống nhất trong đơn vị thuộc quyền.
3.3.3. Các loại huân, huy chương, biển tên dược mang trên quân phục
- Huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương, biển tên, biểu
tượng quân, binh chủng;
- Các loại băng, biển, phù hiệu công tác.
3.4. Biện pháp quản lý bộ đội thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân
3.4.1. Phải thường xuyên giáo dục cho mọi quân nhân nắm chắc và hiểu đúng
về tầm quan trọng của việc thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân
- Người chỉ huy phải thường xuyên giáo dục cho bộ đội hiểu được vị trí, ý
nghĩa, nắm được nội dung quy định về lễ tiết tác phong quân nhân, để mọi người
hiểu đúng, hiểu sâu sắc, làm cơ sở cho việc tự giác chấp hành;
- Giáo dục là một biện pháp cơ bản của công tác quản lý bộ đội được đặt
lên hàng đầu; đồng thời đây cũng là biện pháp xuyên suốt cả quá trình của công
tác quản lý bộ đội ở phân đội;
- Quản lý giáo dục, huấn luyện phải được tiến hành thường xuyên nhằm
nâng cao nhận thức, thống nhất về hành động trong đơn vị mình quản lý;
6
- Hình thức giáo dục rất phong phú đa dạng như: lên lớp, thảo luận, diễn đàn,
hướng dẫn hành động, thông qua sinh hoạt, học tập, công tác, điểm danh...;
- Chỉ khi được giáo dục tốt, mọi người nhận thức đúng biến thành hành
động tự giác, thì khi đó hiệu quả giáo dục mới cao kết quả thực hiện mới có
chất lượng tốt.
3.4.2. Thường xuyên duy trì đơn vị thực hiện tốt chế độ quy định về lễ tiết
tác phong quân nhân. Phát huy vai trò và hiệu lực của các tổ chức trong và
ngoài đơn vị để thực hiện công tác quản lý
- Duy trì đơn vị thực hiện tốt chế độ quy định là thuộc chức trách, nhiệm vụ
của người chỉ huy;
- Trong công tác quản lý, biết gắn thực hiện chức trách, mối quan hệ quân
nhân và lễ tiết tác phong quân nhân với từng cương vị cụ thể trong đơn vị. Tổ
chức thực hiện chặt chẽ, kiên quyết, thực hiện sai đâu sửa đấy, sửa cho đến khi
thực hiện đúng. Vận dụng trong mọi lúc, mọi nơi, duy trì đúng chế độ trong
ngày, trong tuần và trong thực hiện các chế độ quy định;
- Phát huy hiệu lực của các tổ chức trong đơn vị: Tổ chức chỉ huy, tổ chức
Đảng, Đoàn thanh niên, Hội đồng quân nhân, Công đoàn, phụ nữ...và các tổ
chức ngoài xã hội, gia đình để quản lý, thông qua các tổ chức trong và ngoài
đơn vị để nắm kết quả thực hiện, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở mọi quân nhân
thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân nhằm nâng cao hiệu lực quản lý.
3.4.3. Đề cao vai trò trách nhiệm, có phương pháp tác phong công tác
khoa học, gương mẫu, có tinh thần đoàn kết trong công tác quản lý bộ đội thực
hiện các quy định về lễ tiết tác phong quân nhân
- Người chỉ huy phân đội phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trước
đơn vị, luôn lấy việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị gắn với trách nhiệm của
bản thân mình;
- Luôn có phương pháp tác phong công tác khoa học, khẩn trương, gương
mẫu, mô phạm trước đơn vị, việc thực hiện đúng chức trách mối quan hệ quân
nhân và lễ tiết tác phong quân nhân của người chỉ huy chính là mệnh lệnh không
lời, có sức thuyết phục cao nhất đối với đơn vị;
- Trong công tác quản lý, bản thân người chỉ huy phải thực sự tôn trọng
cấp trên, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ cấp dưới, giải quyết tốt mối quan hệ
công tác của mình, phát huy dân chủ trong đơn vị, là tấm gương sáng cho
mọi người noi theo.
3.4.4. Thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện, chức
trách, mối quan hệ quân nhân và lễ tiết tác phong quân nhân chính xác, khách
quan, khen thưởng, xử phạt nghiêm minh
7
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện là nhiệm vụ thường xuyên của người chỉ
huy phân đội, vì vậy yêu cầu người chỉ huy phân đội phải bám sát đơn vị, kiểm
tra thường xuyên, có nhận xét đúng, có biện pháp khắc phục kịp thời;
- Quá trình kiểm tra phải đánh giá khách quan, chính xác, chỉ rõ những
mạnh, yếu, những sai phạm, nhất là sai phạm về thực hiện chức trách, sai phạm
về mối quan hệ quân dân, sai phạm về phong cách quân nhân vì những sai phạm
đó sẽ có ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và hình ảnh “Bộ
đội Cụ Hồ”;
- Thông qua công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm kịp thời, thực hiện biểu
dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể chấp hành và thực hiện tốt, đồng
thời phê bình, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử phạt cá nhân, đơn vị thực hiện chưa
tốt.
4. Điều kiện thực hiện môn học
4.1. Địa điểm học tập
Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện
thực hiện môn học.
4.2. Trang thiết bị
4.2.1. Tài liệu
Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham
khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.
4.2.2. Tranh, phim ảnh
Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an; cấu tạo, sử dụng súng tiểu liên AK,
súng trường CKC; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; các tư thế động tác bắn
súng AK, CKC; phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.
4.2.3. Mô hình vũ khí
Mô hình súng AK-47, CKC cắt bổ; mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC
luyện tập.
4.2.4. Máy bắn tập
Máy bắn MBT-03; thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-
03 TNAK-12; thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07.
4.2.5. Thiết bị khác
Bao đạn; bộ bia (khung + mặt bia số 4); giá đặt bia đa năng; kính kiểm tra
đường ngắm; đồng tiền di động; mô hình đường đạn trong không khí; hộp dụng
cụ huấn luyện; thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả; dụng cụ cấp cứu và chuyển
thương; giá súng và bàn thao tác; tủ đựng súng và thiết bị.
4.2.6. Trang phục
8
- Trang phục người dạy:
Trang phục mùa hè; trang phục dã chiến; mũ kêpi; mũ cứng; mũ mềm; thắt
lưng; giầy da; tất sợi; sao mũ kêpi; sao mũ cứng; sao mũ mềm; nền cấp hiệu;
nền phù hiệu; biển tên; ca vát môn học giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Trang phục người học:
Trang phục hè; mũ cứng; mũ mềm; giầy vải; tất sợi; sao mũ cứng; thắt
lưng; sao mũ mềm môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.
4.3. Các điều kiện khác
Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có
đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác
để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.
5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập
Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc
phòng và an ninh được quy định theo Thông tư Số: 10/2018/TT-BLĐTBXH
ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học
Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương
trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Kết quả đánh giá môn học này không tính vào điểm trung bình chung học
kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một
trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt
nghiệp, xét tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi
vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.
9
BÀI 2: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH", BẠO
LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch chống phá chủ nghĩa xã hội.
1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"
1.1.1. Khái niệm
"Diễn biến hoà bình" là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của
các nước “tiến bộ”, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng
biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
1.1.2. Nội dung chính
Chiến lược "Diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế,
chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, quốc phòng và an ninh..., để phá
hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa.
- Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối
lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc,
khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai
cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động;
- Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai
nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh, sinh viên.
Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước
chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ
nghĩa tư bản.
1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ
Bạo loạn lật đổ: Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực
lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước
ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ
chính quyền ở địa phương hay trung ương.
- Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang
hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động gắn liền với chiến lược "Diễn biến hoà bình" để xoá bỏ
chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích
động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một số
khu vực và trong một thời gian nhất định (thường chỉ diễn ra trong không gian
hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước
xã hội chủ nghĩa.
10
- Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ
đến lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng
của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá
của Trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực,
địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém.
2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch đối với Việt Nam
2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt
Nam
Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một
trọng điểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" chống chủ nghĩa xã hội. Từ
đầu năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm
lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối
cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự
để xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyến sang chiến lược mới
như "bao vây cấm vận kinh tế", "cô lập về ngoại giao" kết hợp với "Diễn biến
hòa bình", bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi
dụng thời kỳ nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ năm 1975 - 1994
do hậu quả của chiến tranh để lại, do sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “Diễn biến hoà
bình” đối với Việt Nam.
Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đổi
mới toàn diện đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, nên từng bước
đã khắc phục có hiệu quả khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thành tựu to lớn mà
Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đạt được trong những năm đầu của công cuộc đổi
mới là chế độ chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng ngày càng giữ vững và đời
sống của nhân dân lao động từng bước được cải thiện, nâng cao.
Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ
đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xóa bỏ "cấm vận kinh
tế" và bình thường hóa quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy
mạnh hoạt động xâm nhập như: "dính líu", "ngầm", "sâu, hiểm" nhằm chống phá
cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử
dụng chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi
theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc... Để đạt
được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn chống phá
nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội... Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng
11
nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh
vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể:
- Thủ đoạn về kinh tế: Chúng muốn chuyển hóa nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm
mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện
trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều
kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo con đường
tư bản chủ nghĩa.
- Thủ đoạn về chính trị: Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế
độ "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập", "tự do hóa" mọi mặt đời sống xã hội,
từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản
động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền",
"dân tộc", "tôn giáo" để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ
hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp
trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Thủ đoạn về tư tưởng - văn hóa: Chúng thực hiện nhiều hoạt động tuyên
truyền nói xấu, phủ nhận cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng
xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hóa đồi trụy, lối
sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm
phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Thủ đoạn trong lĩnh vực xã hội: Chúng thực hiện phát triển giai cấp tư
sản, làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ cấu xã hội - giai cấp, phân
hóa giàu nghèo trong xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân
tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
- Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Các thế lực thù địch lợi
dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt
động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ
trang. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, các thế lực thù địch chủ trương vô
hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm "phi chính trị hóa" quân đội. Đối
với công an nhân dân, chúng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ mối quan
hệ giữa công an với nhân dân và lợi dụng hợp tác chống khủng bố, tội phạm
quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ, phá vỡ thế trận an ninh nhân dân, nền
quốc phòng toàn dân.
12
- Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại: Các thế lực thù địch lợi dụng chủ
trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các
nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt
Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt
Nam với Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của
nước ta trên trường quốc tế.
2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam
Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu
vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây
rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên,
Tây Nam bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi
kéo, mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại
chính quyền địa phương và uy hiếp các đơn vị lực lượng vũ trang. Ở Tây Bắc,
chúng kích động người H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Ở Tây Nguyên,
chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để
tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn
lật đổ chính quyền ở một số địa phương nước ta là: kích động sự bất bình của
quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng
phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, rồi uy hiếp khống chế cơ quan
quyền lực của địa phương. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi
cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự ủng hộ, can thiệp
của các thế lực bên ngoài trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại
giao…dưới chiêu bài bảo vệ tự do dân chủ và nhân quyền, nhằm đạt được mục
đích làm mất sự ổn định chính trị tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.
Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm
mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa
điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc xử lý trong đấu tranh chống bạo loạn
lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và
phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài. Hoạt động đấu
tranh, xử lý bạo loạn luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của
chính quyền, cơ quan tham mưu và phối hợp thống nhất hành động cho các lực
lượng tham gia. Kịp thời phân hóa, cô lập và đấu tranh kiên quyết với bọn đầu
sỏ, cực đoan, giáo dục vận động những người dân lầm đường, lạc lối.
3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống
chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
3.1. Quan điểm chỉ đạo
13
- Đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình" là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Bởi lẽ, thực chất chiến lược “Diễn biến hòa bình" mà các thế lực
thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu của chiến
lược đó là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam và chuyển hóa theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản;
- Đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình" là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để bảo vệ vững chắc xã hội chủ
nghĩa. Xuất phát từ các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà các thế lực thù địch sử
dụng trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" với nhiều đòn tấn công "mềm" trên
tất cả các lĩnh vực để chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, Đảng ta đã xác định
rõ nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là toàn diện,
coi trọng giữ vững an ninh kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng;
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ
thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh
chống "diễn biến hoà bình".
Các thế lực thù địch sử dụng sức mạnh tổng hợp để chống phá công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đánh vào mọi tầng lớp nhân dân lao động,
mọi tổ chức chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực. Do đó, phải phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
3.2. Phương châm tiến hành
- Kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng
ngừa và chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa
bình" của các thế lực thù địch. Do đó, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân phải
thấy rõ tính chất nham hiểm của chiến lược "Diễn biến hòa bình". Từ đó, phải
nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù nhằm chống phá Việt
Nam;
- Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lý tình huống và giải quyết hậu quả
khi có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát triển thành bạo
loạn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bao giờ cũng chủ động chống
phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước làm suy yếu từ bên trong
và khi có thời cơ tiến hành lật đổ chế độ xã hội. Thực tế chứng minh, chủ động
tấn công sẽ tạo thuận lợi giành thắng lợi trong chiến tranh nói chung và trong
phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với
nước ta;
- Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân
dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá
của kẻ thù đối với Việt Nam. Trên thực tế, kẻ thù thường cấu kết lực lượng phản
động ở ngoài nước với những phần tử cực đoan, chống đối ở trong nước và bằng
14
nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm hiểm, tổng hợp. Do vậy, phải thường xuyên coi
trọng xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, xây dựng
lực lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt. Chú trọng tuyên truyền giáo dục cho
mọi tầng lớp nhân dân lao động hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn cơ bản trong chiến
lược "Diễn biến hòa bình" mà kẻ thù sử dụng để chống phá Việt Nam.
4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay
4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ
Chủ động phát hiện kịp thời những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Do vậy phải giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam,
mọi tổ chức chính trị - xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn trong
chiến lược "Diễn biến hoà bình" của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam.
Phải làm tốt công tác chỉ đạo cơ quan tham mưu, cơ quan chuyên trách và phối
hợp các ngành, các cấp trong xã hội chú trọng giáo dục kiến thức quốc phòng;
thông qua các kênh thông tin đại chúng để nâng cao cảnh giác cách mạng cho
mọi tầng lớp nhân dân lao động. Cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện
mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận nhân dân, học sinh, sinh
viên trước âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược "Diễn biến hoà bình"
của kẻ thù chống phá nước ta hiện nay.
Mỗi người phải có ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước về
thông tin, tham gia tích cực đấu tranh chống lưu truyền thông tin trái với quy
định của Đảng, Nhà nước ta. Mỗi người dân Việt Nam phải có tri thức, có bản
lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn
chống phá của kẻ thù cho cơ quan chức năng xử lý không để bị động bất ngờ.
4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế
Muốn ngăn chặn, đấu tranh đạt hiệu quả, làm thất bại các âm mưu, thủ
đoạn trong chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với
nước ta thì phải giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nước ngày càng vững
mạnh về mọi mặt. Do đó, việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội,
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu
về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của
đất nước luôn ổn định.
Tệ quan liêu, tham nhũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là thứ giặc nội
xâm. Nếu để căn bệnh này tồn tại kéo dài trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và
trong xã hội thì sẽ làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội, làm suy yếu Đảng, suy
yếu bộ máy nhà nước, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân nhân lao động vào
chế độ xã hội. Kẻ thù lợi dụng vấn đề này để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích
15
động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương,
chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.
Để giữ được sự ổn định xã hội, thì vấn đề mấu chốt phải giữ vững được
định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực. Thực chất làm cho các nhân tố xã
hội chủ nghĩa ngày càng củng cố, phát triển và sớm kết thúc thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân
Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của xã hội chủ
nghĩa, ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, tấn công
quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước
xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta. Vì vậy, khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây
dựng đất nước, nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc
phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các
thành quả cách mạng.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta là sức mạnh tổng hợp của nhiều
yếu tố như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ; kết hợp sức
mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; sức mạnh của con người kết hợp vũ khí
trang bị, trong đó, yếu tố con người giữ vững vai trò quyết định. Nhiệm vụ trước
hết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải làm cho ý thức bảo vệ Tổ quốc
được thấm nhuần sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân mà trọng tâm là thanh
niên.
Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân
dân phải mang tính toàn diện: Tình yêu quê hương, đất nước; tinh thần cảnh giác
trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội của nước ta; quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới; tinh thần sẵn sàng xả thân vì
Tổ quốc, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh... hình thức giáo dục phải đa dạng, phù
hợp với từng đối tượng.
4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội
luôn ổn định, phát triển. Do vậy, phải luôn luôn chú trọng xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành
phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước; đoàn kết
trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người
trong nước và người đang sinh sống ở nước ngoài.
Để đạt được sự đoàn kết rộng rãi đó, Đảng và Nhà nước phải có chính sách
xã hội bảo đảm lợi ích chính đáng cho từng giai tầng, phải củng cố khối liên
16
minh công - nông - trí luôn vững chắc, đồng thời phải phát huy tinh thần yêu
nước, ý thức tự lực, tự cường, lòng tự hào của toàn dân.
Phải luôn chú trọng xây dựng hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa
phương ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng,
phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng
ở các cấp, nhất là ở cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố, nâng
cao chất lượng, hiệu quả, nền nếp hoạt động của các tổ chức quần chúng... Khắc
phục triệt để hiện tượng mất đoàn kết, cục bộ, bản vị, bè phái, cơ hội chủ nghĩa
dưới mọi hình thức. Duy trì nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường
kiểm tra Đảng ở các cấp, xử lý kịp thời những đảng viên, tổ chức đảng có
khuyết điểm, khen thưởng kịp thời những đảng viên, tổ chức Đảng thực hiện tốt
đường lối, chủ trương Điều lệ Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh
Lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng an ninh
nhân dân ở cơ sở là một bộ phận của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là công cụ chủ yếu bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân
dân, tài sản Nhà nước, của tổ chức cơ sở. Do vậy, xây dựng lực lượng dân quân
tự vệ, lực lượng dự bị động viên phải được quan tâm rộng khắp ở tất cả các làng,
bản, phường, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, bảo đảm triển khai thế trận quốc
phòng, thế trận phòng thủ ở các địa phương, cơ sở. Phải chú trọng giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng nhưng lấy chất lượng là
chính.
Ở mỗi địa phương, phải chú trọng kết hợp phát động phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở. Quần
chúng là nền tảng, là gốc rễ của dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Vì vậy, quần chúng cũng là đối tượng để kẻ thù lợi dụng, mua
chuộc nhằm thực hiện âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hoà bình",
bạo loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng nước ta.
4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch
Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lược
"Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, cần có phương thức xử lý cụ thể, hiệu
quả.
Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân và của cả hệ thống chính trị, xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn - kiên
quyết - linh hoạt - đúng đối tượng - không để lan rộng, kéo dài.
Yêu cầu phải xây dựng các phương án, tình huống kẻ thù có thể sử dụng
trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ. Từ đó, xây dựng đầy đủ
luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, từng đơn vị, từng
cấp, từng ngành. Hoạt động xử lý bạo loạn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
17
điều hành của chính quyền, các cơ quan ban ngành làm tham mưu, trong đó
Quân đội và Công an làm nòng cốt.
4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động
Đây là một giải pháp quan trọng để đấu tranh, ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn
trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù.
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng
sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đồng thời,
là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận "lòng dân".
Yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay là phải chú trọng hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, huy động
và sử dụng tốt hơn nguồn vốn để tập trung phát triển những ngành công nghiệp
mũi nhọn. Chống hiện tượng đầu tư tràn lan, để những dự án treo kéo dài, trong
đào tạo chưa cân đối phân luồng cơ cấu trình độ, ngành nghề của nguồn nhân
lực, để phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Những giải pháp trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một
chỉnh thể thống nhất nhằm đấu tranh ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn trong chiến
lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù sử dụng để chống phá Việt
Nam hiện nay. Vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này không nên
coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một giải pháp nào.
Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời cũng là một đối tượng
mà các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối
sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người phải có
nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nước,
phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện và góp
phần đấu tranh, ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong
chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ?
2. Trình bày âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng chống phá các nước xã hội
chủ nghĩa?
3. Trình bày chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch chống phá đối với Việt Nam hiện nay?
4. Phương hướng, giải pháp cơ bản phòng, chống "Diễn biến hoà bình",
bạo loạn lật đổ của Đảng, Nhà nước ta hiện nay?
18
BÀI 3: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG
DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
1.1.1. Khái niệm
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất,
công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính
mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân
đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
1.1.2. Vị trí, vai trò của dân quân tự vệ
- Dân quân tự vệ được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là
cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
- Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
và phong trào toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong thời
bình tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải đối phó với chiến
lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu chống mọi tình
huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch thì vai trò của dân quân tự
vệ càng được coi trọng;
- Lực lượng dân quân tự vệ đang là một trong những công cụ chủ yếu để
bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương
bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài
sản của nhà nước ở cơ sở;
Đánh giá về vai trò dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Dân
quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức
tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực
lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã”.
- Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng
kinh tế, phát triển địa phương và cả nước. Là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, phối hợp
cùng các lực lượng đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai, địch hoạ bảo
đảm an toàn cho nhân dân;
- Trong thời chiến, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc,
chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiện của địch, căng kéo, kìm
19
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trình độ Trung cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
tai_lieu_day_hoc_mon_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_trinh_do.docx